25/11/2023 10:07 GMT+7

Bức tường biểu tượng hữu nghị để du khách trải nghiệm tương tác

Tác giả Ray Kuschert, người Úc, tham gia cuộc thi bằng một video dài 17 phút thuyết minh cho ý tưởng của anh về một Bức tường hữu nghị, nơi có thể mang lại cho du khách những trải nghiệm cá nhân thú vị.

Friendship Monument Presentation - Video: Ray Kuschert


Ý tưởng của anh Ray Kuschert là xây một bức tường, và có 2 phương án cho bức tường này. 

1. Cấu trúc tường cơ bản, đơn giản, là một bức tường kiểu hình vuông. Hoặc nó cũng có thể có một vòm nhỏ, cao ở một đầu và thấp ở đầu kia. Nhưng về cơ bản, nó sẽ là một bức tường phẳng. 

2. Sẽ có một cột bê tông lớn ở giữa với các bức tường hai bên.

Bức tường biểu tượng hữu nghị để du khách trải nghiệm tương tác- Ảnh 1.

Hai phương án thiết kế bức tường của tác giả Ray Kuschert

Anh Ray Kuschert nói muốn hướng đến một công trình có tính tương tác cao, nơi mà mọi người có thể đến và tương tác trực tiếp. Dù là tường hình gì, cũng đều sẽ được điều hành bởi một ứng dụng, và công trình này thực sự sẽ có rất nhiều cơ chế chạy bên trong nó.

Ý tưởng của Ray Kuschert là có một hệ thống ống cùng những quả bóng, và các quả bóng sẽ rơi xuống ống có tên của thành phố hữu nghị ở trên tường.

Trong hộp màu xanh sẽ là những quả bóng, hộp này cũng có thể đặt ở trên cùng, hoặc cũng có thể ở dưới lòng đất. Sẽ có một ống trên cùng để vận chuyển các quả bóng.

Khi một quả bóng rơi ra, nó sẽ chạy dọc theo một ống trong suốt làm bằng chất liệu perspex, và mọi người có thể quan sát được quả bóng lăn xuống từng ống. Mỗi ống dọc sẽ mang tên của một trong những thành phố hữu nghị.

Cơ chế hoạt động của ý tưởng Bức tường hữu nghị

Cơ chế hoạt động của ý tưởng Bức tường hữu nghị

Cụ thể: Công trình hữu nghị được điều hành bằng app; Các quả bóng sẽ được đặt trong hộp này; Ống dài phía trên cùng sẽ vận chuyển các quả bóng; Mỗi ống dọc có tên cho một thành phố kết nghĩa; Sẽ có một hệ thống ngầm đưa những quả bóng về chỗ cũ; Hai màn hình hiển thị ảnh chụp của khách tham quan...

Vì công trình này sẽ được điều hành bởi một ứng dụng, nên sẽ có mã QR để mọi người có thể quét và mở ứng dụng.

Anh Ray Kuschert đề xuất lắp các màn hình vào công trình. Trên các màn hình đó sẽ là dữ liệu mà mọi người nhập vào ứng dụng, như tên của họ, họ từ đâu đến và họ cũng sẽ chụp ảnh selfie hiện trên màn hình.

Đề cao trải nghiệm 

Về cơ bản, ý tưởng này là một công trình tương tác thể hiện các thành phố hữu nghị.

Ý tưởng đề cao trải nghiệm. Khách tham quan sẽ sử dụng mã QR tại nơi điểm công trình. Trên ứng dụng, họ nhập tên, họ tự chụp ảnh, và họ cũng có một menu để yêu cầu ứng dụng điều khiển thiết bị thả quả bóng vào thành phố hữu nghị quê hương mình.

Các quả bóng sẽ di chuyển trong khoảng 30 giây hoặc 1 phút, giúp ứng dụng có thời gian hiển thị thông tin chi tiết của khách tham quan, để họ có thể chụp ảnh selfie và cũng cho phép họ xem được lúc quả bóng rơi vào thành phố của họ.

Quả bóng sẽ rơi vào giây cuối của chu trình 30 giây và khách tham quan có thể nhìn thấy quả bóng rơi. Ví dụ như anh Ray Kuschert đến từ Sydney, Úc chẳng hạn, anh có thể xem quả bóng lăn và rơi xuống Sydney. Và điều đó sẽ thật là đặc biệt đối với một người đến từ bên kia địa cầu.

Thêm vào đó, khách tham quan cũng có thể chụp ảnh với thành phố quê hương họ cùng số lượng bóng trong ống ngày hôm đó. Nó sẽ cho thấy có bao nhiêu người từ thành phố của họ đã đến tham quan công trình.

Nếu du khách đến từ thành phố chưa kết nghĩa với TP.HCM. Sẽ có text box cho khách tham quan viết tên thành phố của họ vào và chụp ảnh selfie cùng, mặc dù họ sẽ không nhận được một quả bóng để thả vì thành phố của họ chưa kết nghĩa với TP.HCM. Ứng dụng sẽ đưa dữ liệu của họ vào hàng đợi.

Do thiết kế tường phẳng, bức tường cho phép du khách chụp được những bức ảnh đẹp với biểu tượng hữu nghị cùng phông nền là Nhà hát TP.HCM, đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi nhìn xuống chợ Bến Thành… mà không sợ bị các đường nét của thiết kế che khuất khung cảnh.

Mọi người ai cũng có điện thoại và họ muốn sử dụng điện thoại của mình như một thiết bị tương tác. Công trình này cho họ thứ gì đó để ngắm nhìn, chụp ảnh và tương tác bằng điện thoại của mình.

Tác giả Ray Kuschert hiện sống ở TP.HCM, anh là người viết báo tiếng Anh, dạy tiếng Anh và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng khác

Tác giả Ray Kuschert hiện sống ở TP.HCM, anh là người viết báo tiếng Anh, dạy tiếng Anh và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng khác

Giá trị đối với thành phố

Tiếp đến là giá trị đối với thành phố. Thiết kế dạng tường làm nổi bật nhà hát, hai trục đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Vì vậy, mặc dù có một công trình ở đó nhưng nó vẫn giữ nguyên những khu vực quan trọng của TP.HCM vốn được khách du lịch đánh giá rất cao.

Ứng dụng cũng có chức năng thu thập dữ liệu để xác định mọi người đến từ đâu và có bao nhiêu người ghé thăm công trình. 

Sẽ có rất nhiều dữ liệu có sẵn từ ứng dụng cho phép các bạn quảng bá điểm đến du lịch TP.HCM tốt hơn, đơn giản vì các bạn có thể biết mọi người đến từ đâu thông qua ứng dụng này.

Công trình cũng sẽ không ảnh hưởng đến các chức năng khác của công viên. Công viên vẫn có thể được sử dụng cho các mục đích khác trong khi có công trình này ở giữa. 

Và nó cũng cho phép lưu lượng giao thông lớn vì nó chỉ chiếm không gian tối thiểu. Vì vậy người dân vẫn có thể đi bộ từ Nguyễn Huệ qua công viên đến nhà hát mà không phải đi vòng, vì công trình không chiếm nhiều diện tích.

Và tất nhiên, nó sẽ rất phù hợp với các dịp lễ kỷ niệm khác, như trang trí Tết ở Nguyễn Huệ.

Anh Ray Kuschert nói anh không phải là nhà thiết kế nghệ thuật nên chưa nhìn vào khía cạnh nghệ thuật của công trình. 

Thế nên có thể thêm các chi tiết phản ánh ý tưởng về các thành phố hữu nghị, và tất nhiên là về chính TP.HCM. Hay phần trên cùng của bức tường có thể đặt các tượng nhỏ hoặc các biểu tượng khác để thể hiện vẻ đẹp của Việt Nam.

Bức tường biểu tượng hữu nghị để du khách trải nghiệm tương tác- Ảnh 6.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty Xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời cũng là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: bieutuonghuunghi@tuoitre.com.vn.

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

KTS Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCMKTS Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Ông Ngô Viết Nam Sơn gợi ý thiết kế một công trình biểu tượng hữu nghị TP.HCM xứng tầm, thành một điểm nhấn mỹ quan mới của thành phố.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên