13/05/2009 06:48 GMT+7

"Bỏng mùa hè" - tai nạn không đáng có

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TT - TS Nguyễn Viết Lượng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng quốc gia, giải thích gọi là “bỏng mùa hè” vì các loại tác nhân gây bỏng này thường rộ lên trong mấy tháng hè.

tYqRUikt.jpgPhóng to
Một trẻ 2 tuổi bị bỏng nước sôi -Ảnh: N.Hà

Cho đến khi được bác sĩ thông báo bệnh tình của cô con gái 10 tuổi Lê Thanh T. đã tạm ổn, ông Lê Thanh Bình (39 tuổi, Tây Sơn, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng. Nghỉ lễ 30-4, cả nhà ông đi biển, rồi mua về mấy cân mực khô. Ngày hôm sau T. đi học về được điểm 10, ông Bình mang mực ra nướng thưởng con gái. Khi ông vừa tiếp cồn lần hai, lửa cháy bùng lên sém cả vào cánh tay. Theo phản xạ tự nhiên, ông Bình hất tung lọ cồn. T. đang ngồi chờ mực nướng trước mặt ông dính toàn bộ lượng cồn còn lại, lửa bắt nhạy, bỏng nặng, diện tích bỏng lên đến 39% cơ thể.

Tưởng rằng bếp tắt

TS Nguyễn Viết Lượng cho hay bỏng cồn vào mùa hè hay gặp và bệnh cảnh hầu như giống hệt trường hợp bố con ông Bình. Mùa hè năm 2008 cũng có hàng chục ca bỏng cồn phải nhập viện. Nguyên nhân là lửa cồn màu sáng trắng nên vào ban ngày thường nhìn không rõ. Nhiều trường hợp lửa cồn vẫn đang cháy nhưng nhìn qua tưởng đã tắt nên tiếp cồn mới vào. Lập tức lửa bắt nhạy theo đường chảy của cồn, sém vào tay người đổ.

Song nguy hiểm là theo phản xạ, người rót cồn sẽ hất tung lọ cồn ra phía trước làm bỏng nặng những người xung quanh. Do đó, theo TS Lượng, muốn dùng cồn nướng thì nên dùng cồn đặc (viên). Nếu dùng cồn lỏng thì chia nhỏ vào những lọ có dung tích 5-10ml, tuyệt đối không được chứa trong chai, can to.

Thống kê tại Viện Bỏng quốc gia cho thấy tai nạn bỏng mùa hè nhiều nhất là bỏng cồn do nướng mực, bỏng bếp gas du lịch, bỏng điện do câu cá, thả diều gần khu vực dây điện trung - cao thế, bỏng điện trong quá trình xây sửa nhà, bỏng nước sôi ở trẻ em. Trong đó, một nửa trường hợp cấp cứu bỏng là trẻ dưới 16 tuổi và một nửa trong số đó là trẻ 1-5 tuổi, chủ yếu do bỏng nước sôi.

Qua vòi nước

Không nhắm mắt

Riêng trường hợp bỏng lan đến vùng mắt cần được cấp cứu khẩn trương mắt trước tiên do giác mạc rất mỏng, dễ tổn thương dẫn đến mù lòa. Bệnh nhân không được nhắm mắt, cho mắt ngập vào chậu nước và chớp liên tục.

Theo TS Nguyễn Như Lâm, chủ nhiệm khoa hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia, hiện đang tồn tại rất phổ biến một quan niệm sai lầm trong cứu bỏng ở cộng đồng. Phần nhiều bệnh nhân trước khi được đưa vào cấp cứu tại viện đều trải qua hành trình đắp lá, rắc vôi bột, rồi “làm mát” bằng nhựa chuối, dầu cá, mỡ trăn… không hề có tác dụng mà còn khiến bỏng sâu hơn, nguy cơ nhiễm trùng lâu lành hơn. Ngay cả thói quen bị bỏng “vừa vừa” lại mang kem đánh răng ra thoa của rất nhiều người thành phố cũng là một thao tác chữa bỏng sai lầm.

Những chất này khi thoa lên vết bỏng sẽ bít kín vết thương làm nhiệt không thoát ra ngoài được, bệnh nhân càng bị bỏng nặng hơn. Với những vết bỏng sâu thì các biện pháp này còn là yếu tố xúc tác mạnh gây hoại tử vết thương, đẩy nhanh đến những biến chứng nặng như sốc bỏng, nhiễm trùng máu, biến chứng ở nội tạng dẫn đến tử vong.

Trong khi đó, phương pháp xử lý đúng lại rất đơn giản chỉ là hạ nhiệt vùng bỏng bằng nước lạnh, tốt nhất là cho qua vòi nước chảy để thải nhiệt ra ngoài. Nước dùng để cấp cứu bỏng tốt nhất ở khoảng 16-25OC (tuyệt đối không dùng nước đá sẽ gây co mạch). Bác sĩ Lâm khẳng định những trường hợp bỏng axit, độ nóng khuếch tán mạnh, lan nhanh thì người bị bỏng phải lập tức giội nước lạnh vào phần da bị bỏng, thậm chí gần đấy nhất chỉ có nước hồ, nước ao hay… nước cống cũng phải dùng.

“Lý do đơn giản là việc hạ nhiệt tại chỗ bằng nước sẽ làm giảm mức độ tổn thương. Còn nguy cơ nhiễm khuẩn do độ bẩn của nguồn nước vẫn mới dừng ở nguy cơ, nếu nhiễm khuẩn thật cũng hoàn toàn có thể xử lý được”, bác sĩ Lâm nói.

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên