15/09/2023 16:52 GMT+7

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xuống cấp, xin tiếp nhận cơ sở y tế 'vườn không nhà trống'

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đang ở trong ba thế kẹt: dự án xây mới 'đứng bánh', kế hoạch tiếp nhận cơ sở 'bỏ không' từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học đang chờ và nơi khám bệnh hiện có thì xuống cấp, quá tải.

Các lối đi của bệnh viện thường xuyên trong tình trạng "ùn ứ" vì lượng bệnh nhân quá đông mà không gian đi lại chật hẹp - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các lối đi của bệnh viện thường xuyên trong tình trạng "ùn ứ" vì lượng bệnh nhân quá đông mà không gian đi lại chật hẹp - Ảnh: DUYÊN PHAN

Câu chuyện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM quá tải, xuống cấp là vấn đề nhức nhối bấy lâu nay. Vấn đề được dư luận quan tâm là vừa qua bệnh viện có văn bản xin tiếp nhận tài sản nhà và đất từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM (đã dời về cơ sở mới ở Bình Chánh) tại địa chỉ số 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.

Đây được coi là giải pháp tạm thời, trong khi dự án xây mới bệnh viện ở Bình Chánh đang "đứng bánh", nơi khám bệnh hiện có nằm trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) quá tải và đặc biệt là địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh đang trong tình trạng "vườn không nhà trống" suốt hơn hai năm qua.

Giải pháp này cũng được Sở Y tế TP.HCM thống nhất trong văn bản kết luận ngày 31-8-2022 và cho rằng chuyển giao tài sản và đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM làm nơi khám chữa bệnh là cần thiết, phù hợp cho công tác khám chữa bệnh và phát huy hiệu quả việc sử dụng tài sản công.

Sở đã có văn bản gửi Sở Tài chính xem xét thẩm định trình UBND TP.HCM về kế hoạch điều chuyển này.

Theo đó nêu rõ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đang trong tình trạng quá tải về số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú. Trong khi diện tích hiện có không đáp ứng được nhu cầu bố trí giường bệnh và các khoa phòng phục vụ chuyên môn của một bệnh viện chuyên khoa chỉnh hình tại TP.HCM.

Phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi lại hình ảnh quá tải, xuống cấp tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM được thành lập từ năm 1968 và là bệnh viện tuyến cuối của khu vực phía Nam về chấn thương, chỉnh hình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM được thành lập từ năm 1968 và là bệnh viện tuyến cuối của khu vực phía Nam về chấn thương, chỉnh hình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 người khám điều trị. Khu vực nào cũng quá tải, đặc biệt ở khu khám bệnh, chụp X-quang, nội trú, phòng mổ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 người khám điều trị. Khu vực nào cũng quá tải, đặc biệt ở khu khám bệnh, chụp X-quang, nội trú, phòng mổ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hành lang bệnh viện cũng được tận dụng đặt các giường để bệnh nhân nằm tạm, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hành lang bệnh viện cũng được tận dụng đặt các giường để bệnh nhân nằm tạm, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vào những ngày cuối tuần bệnh viện vẫn rất đông bệnh nhân đến khám. Đại diện bệnh viện cho biết nếu đến khám vào các ngày đầu tuần thì hầu như không còn chỗ đứng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vào những ngày cuối tuần bệnh viện vẫn rất đông bệnh nhân đến khám. Đại diện bệnh viện cho biết nếu đến khám vào các ngày đầu tuần thì hầu như không còn chỗ đứng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lối đi chật hẹp, mỗi lần có xe đẩy bệnh nhân đi qua mọi người phải đứng dậy nhường đường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lối đi chật hẹp, mỗi lần có xe đẩy bệnh nhân đi qua mọi người phải đứng dậy nhường đường - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những mảng tường bong tróc, cũ kỹ, hệ thống điện bên trong bệnh viện xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những mảng tường bong tróc, cũ kỹ, hệ thống điện bên trong bệnh viện xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Không còn chỗ để, những thiết bị y tế được "đặt tạm" dọc hành lang - Ảnh: DUYÊN PHAN

Không còn chỗ để, những thiết bị y tế được "đặt tạm" dọc hành lang - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh viện không có bãi xe cho nhân viên, phải thuê nhà dân bên ngoài và xin để nhờ phần đất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Tuy nhiên, phương án này chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh viện không có bãi xe cho nhân viên, phải thuê nhà dân bên ngoài và xin để nhờ phần đất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Tuy nhiên, phương án này chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế - Ảnh: DUYÊN PHAN

Khu vực khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là nơi "tập kết" các trang thiết bị, sửa chữa giường bệnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Khu vực khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là nơi "tập kết" các trang thiết bị, sửa chữa giường bệnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Dự án Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình 13 năm "giậm chân tại chỗ"

Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây mới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Theo quy hoạch được duyệt, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM có quy mô khoảng 13 tầng (12 tầng nổi, 1 tầng hầm), có 500 giường bệnh với tổng vốn đầu tư khoảng 1.130 tỉ đồng theo phương thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Đây là công trình UBND TP.HCM kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho áp dụng thí điểm hình thức hợp đồng BT.

Lúc bấy giờ, TP.HCM từng quyết tâm khởi công xây dựng bệnh viện này trong quý 4-2010, thời gian thi công dự kiến là 32 tháng (tính từ thời điểm bàn giao mặt bằng) nhưng đến nay đã 13 năm dự án này vẫn "giậm chân tại chỗ".

Sở Y tế TP.HCM từng kiến nghị UBND TP.HCM ngưng triển khai dự án theo hình thức BT, chuyển sang nguồn vốn ngân sách của thành phố. Địa điểm dự án cũng được xin chuyển về thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.

Dọn vỉa hè trước Bệnh viện Chấn thương chỉnh hìnhDọn vỉa hè trước Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

TTO - Tất cả rào chắn, vách ngăn, kệ bày hàng hóa gắn trên các bức tường Bệnh Chấn thương chỉnh hình đã bị tháo bỏ dù nhiều người bán hàng khóa xích các vật dụng vô hàng rào bệnh viện rồi tránh mặt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên