06/06/2013 02:05 GMT+7

Trước tiên mình phải làm tốt

NGỌC DIỆP (Trà Vinh)
NGỌC DIỆP (Trà Vinh)

TT - Thuở nhỏ ba thường đưa tôi đi học, đi chơi trên chiếc xe đạp sườn ngang hiệu Urago. Tôi nghĩ có lẽ ba cũng thích xe máy nhưng điều kiện kinh tế gia đình chưa cho phép.

Năm tôi vào cấp II, ba cũng sắm được chiếc Honda cánh én, vậy mà ba cũng đèo tôi trên xe đạp, ba bảo: “Xe Honda dành cho công việc gấp, thật sự cần thiết hay đi xa, lòng vòng đây thì xe đạp được rồi”. Ba sắm cho mẹ một chiếc xe đạp mini, năm sau là một chiếc xe đạp Martin@ cho tôi. Ba bảo đi xe đạp cho khỏe, bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên tôi nhận thức được ý thức bảo vệ môi trường ở ba. Bây giờ cuộc sống khá lên, ba có cùng lúc hai xe máy đời mới, ấy vậy mà ba vẫn “trung thành” cùng chiếc xe đạp quay đều khắp nơi.

Lý lẽ của mẹĐoạn tuyệt món “tiểu hổ”

giBnd9BS.jpgPhóng to
Ba tôi nói: “Bớt một xe cũng đỡ khói bụi cho người khác” nên đi xe đạp thường ngày - Ảnh: T.N.Diệp

Nhiều khi thấy ba khệ nệ chở hàng hóa trên chiếc xe đạp, mồ hôi nhễ nhại, tôi hỏi sao ba không đi xe máy cho khỏe, ba bảo: “Bây giờ xe máy nhiều quá, ra đường là thấy ngộp, bớt một xe cũng đỡ khói bụi cho người khác”. Với suy nghĩ đó, tôi hiểu ba khác đi, không phải vì ba hà tiện như tôi từng nghĩ.

Mười năm trước, ba xây 10 phòng trọ cho sinh viên, học sinh thuê. Vốn liếng ngày ấy cũng hạn hẹp, xây phòng xong là hết tiền, còn mỗi nhà vệ sinh mà ba làm không nổi. Người cháu làm thợ “hiến kế” cho ba: Nhà chú ở sát mặt lộ, có đường cống lớn, thôi thì chú cứ đặt bệ cầu rồi... cho “nó” đi thẳng xuống cống, khỏi làm hầm chứa, đỡ tốn nhiều tiền. Tưởng “sáng kiến” hay, ai dè ba tôi nổi giận cho một trận: “Làm ăn kiểu gì bậy bạ vậy. Cống rãnh để thoát nước chứ đâu thoát ba cái thứ này. Đồ dơ bẩn đổ ra sông ra biển mà coi được à, đừng chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình”.

Khi các phòng trọ đã hoàn chỉnh và bắt đầu cho thuê, ba buộc học sinh, sinh viên ở trọ phải phân loại rác trước khi bỏ vào thùng. Một thùng để bỏ thức ăn thừa, một thùng cho rác nilông, thùng còn lại cho các loại rác khác. Thức ăn thừa cho người lấy cặn nuôi heo; rác nilông ba bán ve chai, những thứ còn lại ba phân loại lần nữa, cái nào không bán ve chai được mới bỏ đi. Tiền bán ve chai ba mua trái cây cho các bạn ở trọ ăn nên các bạn rất thích và chấp hành nghiêm chỉnh. Tôi hỏi ba chỉ chuyện rác mà ba cực nhọc chi vậy, ba không nói mà đưa tôi đến bãi rác ở ngoại ô thành phố. Bãi rác như một dãy núi đủ chủng loại, bốc mùi hôi thối, khói bốc âm ỉ nặng mùi khét lẹt. Ba nói Nhà nước chưa có tiền để xây lò xử lý rác khép kín, hiện đại, mình xử lý trước như vậy cũng đỡ lắm chứ.

Bây giờ nhiều người đi chợ tay không, ra chợ mua hàng hóa gì cũng được đưa túi nilông, bọc xốp mang về. Riêng ba vẫn xách giỏ và hạn chế tối đa bọc xốp. Ba nói nếu mỗi người biết hạn chế sử dụng túi nilông, bọc xốp mỗi ngày thì sẽ giảm một khối lượng rác khổng lồ. Ba thường nhắc nhở tôi rằng: “Bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh trước hết phải từ chính bản thân mình, trong gia đình mình, đừng chờ đợi hay so đo với ai. Bản thân mình hãy làm tốt trước khi kêu gọi mọi người”.

Ba tôi sống dung dị, chân chất, không hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính, là El Nino, là biến đổi khí hậu... Không nói gì cao xa, vĩ mô, những gì ba làm là thực chất, là bài học quý cho tôi về gìn giữ môi trường sống trong lành.Triệu

Ban tổ chức cuộc thi “Sống xanh” đã nhận được bài tham dự của các bạn Võ Thành Công, Nguyễn Quế Diệu, Nguyễn Ngọc Hà, Trịnh Ngọc Hải, Dương Văn Kiệt, Lê Thị Ngọc Vy (TP.HCM), Nguyễn Tiến Dũng (Hà Nội), Huỳnh Diệu Phụng, Thanh Vân (Trà Vinh), Nguyễn Thị Thúy Nga (Vũng Tàu)... Cảm ơn các bạn và mong nhận thêm nhiều tác phẩm dự thi qua địa chỉ thisongxanh@gmail.com (thi viết) và http://esoft.tuoitre.vn/thianh/Song-xanh/index.aspx (thi ảnh).

BAN TỔ CHỨC

LSZ6SSH9.jpgPhóng to
NGỌC DIỆP (Trà Vinh)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên