Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa phản hồi nhiều với tuyên bố trên.
1-11: bắt đầu thu phí tải nhạc trực tuyến
Phóng to |
4/6 trang nhạc trực tuyến sẽ thu phí tải nhạc kể từ ngày 1-11 |
Hiện các bình luận trên mạng vẫn chủ yếu thể hiện sự... sung sướng vì dù sao thỏa thuận này vẫn cho phép bạn yêu nhạc nghe nhạc trực tuyến miễn phí (theo thống kê có đến hơn 25 triệu người nghe nhạc trên web tại VN). Những ai ủng hộ việc nghe và tải nhạc “chùa” cũng chẳng phản bác gì vì vẫn còn quá nhiều - gần 150 trang web tiếp tục cho nghe lẫn tải nhạc miễn phí. Và người tiêu dùng vẫn chưa thể thấy được sự thiệt hơn của việc trả hay không trả phí tải nhạc.
Dùng “chùa”: người nghe thiệt thòi mà không biết
Tuy nhiên, với những người trong lĩnh vực sáng tạo và sản xuất âm nhạc, thu phí tải nhạc (và có thể sau này sẽ là nghe nhạc) trực tuyến là điều buộc phải có để có được một nền âm nhạc phát triển bền vững và mạnh mẽ, trong điều kiện không bán được băng đĩa vì nạn đĩa lậu cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ số.
"Chúng tôi tin rằng bằng sự phục vụ chu đáo, tận tình của mình, người tiêu dùng sẽ không phải tiếc hay suy nghĩ nhiều về việc trả phí" |
Thực tế cũng cho thấy trong nhiều năm trở lại đây, hiếm hãng băng đĩa nào dám tự bỏ tiền làm đĩa mà chỉ đứng tên xin giấy phép phát hành. Hầu hết sản phẩm trên thị trường đều do chính ca sĩ hay nhạc sĩ tự bỏ tiền túi thực hiện và chấp nhận thua lỗ.
“Điều này dẫn đến sự mất cân đối, nghèo nàn trong thể loại cũng như hình thức thể hiện của các album trên thị trường. Các album chủ yếu do các cá nhân đứng ra sản xuất nên thị trường nghiêng hẳn về những dòng nhạc thời thượng. Mảng nhạc truyền thống, dân ca, trữ tình... gần như mất hút. Các thể loại khác nhau như hòa tấu, nhạc thiếu nhi, những album tuyển tập nhiều ca sĩ, tuyển tập theo chủ đề... cũng không nhiều. Đó là chưa kể chất lượng, tính định hướng thẩm mỹ và tư tưởng của các sản phẩm khi không được biên tập kỹ lưỡng đều không đảm bảo. Người nghe rõ ràng bị thiệt thòi nhưng không hay biết” - một biên tập viên âm nhạc nhận định.
Trả tiền có khá hơn không?
Trong khi bạn yêu nhạc vẫn chưa nghĩ ngợi nhiều về quyền lợi của mình khi trả phí tải nhạc, ông Phùng Tiến Công - phó tổng giám đốc MVCorp - khẳng định: “Chúng tôi quan niệm không cậy vào bản quyền để thu phí khách hàng. Số phí phải trả (sau này có thể ít hay nhiều hơn 1.000 đồng) chủ yếu là phí cung cấp dịch vụ với một bản ghi có bản quyền, đạt chất lượng cao, đầy đủ thông tin. Chúng tôi cũng cam kết sẽ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh với tài khoản nghe và tải nhạc của khách hàng. Thậm chí chúng tôi có thể tìm và cung cấp cho khách hàng những bản ghi thuộc “hàng độc” hoặc mua giúp khách hàng những bản ghi không có trong danh mục của chúng tôi nếu có yêu cầu...”.
Những người trong cuộc cũng đã kịp bàn thảo về việc khai thác và sử dụng một cách hiệu quả số tiền thu phí. Để thu được tiền từ người tải nhạc, các trang web cung cấp nhạc phải qua một vài công ty dịch vụ khác như: thẻ cào, viễn thông... MVCorp cho biết phí cho dịch vụ thẻ cào là 10%, còn dịch vụ nhắn tin (sms) qua điện thoại thì lên đến 50% (với một số nhà mạng như
MobiFone hay Vinaphone). Sau khi trừ các phí này, lợi nhuận còn lại sẽ được chia cho các trang web là 45% và các đơn vị cung cấp nội dung (nhà sản xuất, ca sĩ, nhạc sĩ) là 55%. Với những ca khúc nước ngoài, các trang web chỉ được 30% trong khi phía bạn sẽ được 70%. Như vậy, sau khi trừ hết các khoản phí, các đơn vị cung cấp nội dung có khi chỉ nhận được 200-300 đồng/ca khúc được tải về.
“Là một con số rất nhỏ nhưng cũng đủ khích lệ những người sáng tác như chúng tôi. Hình thức thu phí này sẽ phản ánh rõ ràng và chính xác nhất những ca khúc nào đang được yêu thích, bởi có thích, có hay người ta mới bỏ tiền ra mua/tải về máy” - nhạc sĩ Quỳnh Hợp chia sẻ. Bản thân RIAV lẫn MVCorp cũng đã dự trù được rằng nếu “chiến dịch” thu phí tải nhạc này suôn sẻ thì trong vòng hai năm, doanh thu của toàn ngành ghi âm đến từ nhạc số ở VN cũng chỉ ở mức 10% - một con số vô cùng khiêm tốn.
Dù giải pháp thu phí còn nhiều khó khăn, về phía nhạc sĩ/ca sĩ, MVCorp cho hay trong tương lai nếu các ca sĩ/nhạc sĩ có thể tự đề xuất giá một lần tải ca khúc của mình và nếu ai vẫn còn nghi ngờ về tính khả thi và lợi ích của dự án này cũng có thể thử để một ca khúc của mình lên “bán” trong một tháng...
Và câu chuyện trả tiền cho dịch vụ nhạc số chắc chắn sẽ còn dài với nhiều ly kỳ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận