Phóng to |
Larry Berman (bìa phải) phát biểu tại buổi ra mắt sách - Ảnh: L.Điền |
Phóng to |
Sử gia Larry Berman ký tặng cuốn sách Điệp viên hoàn hảo X6 trong buổi ra mắt sách - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Nhà sử học Dương Trung Quốc tặng sử gia Larry Berman bản sao tấm poster do Chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ kêu gọi và hướng dẫn Việt Minh cách cứu phi công Mỹ - Ảnh: Trung Uyên |
Phóng to |
Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) - nguyên bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, chỉ huy mạng tình báo chiến lược - chia sẻ những ký ức về Phạm Xuân Ẩn tại buổi ra mắt cuốn sách Điệp viên hoàn hảo X6 sáng nay 4-9 tại TP.HCM - Ảnh: Trung Uyên |
Clip 1 giới thiệu cuốn sách Điệp viên hoàn hảo X6 bản cập nhật - Nguồn: First News cung cấp |
Clip 2 giới thiệu cuốn sách Điệp viên hoàn hảo X6 bản cập nhật - Nguồn: First News cung cấp |
Đây cũng là cơ hội gặp gỡ của các tướng lĩnh, các vị chỉ huy tình báo “có máu mặt” của Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ. Nếu ngược dòng thời gian về hơn 38 năm trước đây, thật khó hình dung một cuộc gặp gỡ gồm đủ các vị như Trần Quốc Hương (Mười Hương, chỉ huy mạng tình báo chiến lược), Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang, đại tá, chỉ huy cụm tình báo H63 trực tiếp làm việc với Phạm Xuân Ẩn), Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí, thiếu tướng tình báo), Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho, đại tá, nguyên trưởng phòng điệp báo Tổng cục II, Bộ Quốc phòng), bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung (Tám Thảo, điệp báo cụm H63)…
Họ cùng đến chung vui với sự kiện ra mắt tập sách quan trọng Điệp viên hoàn hảo X6 - cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn - phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune… & tướng tình báo chiến lược Việt Nam (Perfect spy X6 - the incredible double life of Pham Xuan An, Reuters, Time, New York Herald Tribune reporter & Vietnamese strategic intelligence general) do sử gia Larry Berman ưu ái dành cho Việt Nam xuất bản ấn phẩm tiếng Việt trước cả sách gốc tiếng Anh được xuất bản ở Mỹ.
Các đồng đội cùng tưởng nhớ vị anh hùng tình báo tài năng, cùng ôn lại những kỷ niệm một thời vào sinh ra tử, chiến đấu cận kề cái chết vì mục tiêu lý tưởng của mình.
Cả ông Mười Hương và ông Tư Cang đều đánh giá cao giai đoạn Phạm Xuân Ẩn học xong ở Mỹ, về nước lúc ông Mười Hương bị đi tù, thế nhưng ông Ẩn vẫn tìm bắt được liên lạc với cách mạng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông Mười Hương nhắc lại một câu nói quan trọng của Phạm Xuân Ẩn thuở ban đầu ông đến “bắt mối” làm tình báo: "Nếu làm với anh thì em làm". Ấy là ông Ẩn cảm cái nghĩa tình riêng với ông Mười Hương mà dấn thân vào con đường tình báo.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu nhớ lại: “Sau 1975, tôi biết có lần Phạm Xuân Ẩn đã phải bán mấy bộ đồ vest để có tiền trang trải cuộc sống”.
Tác giả Larry Berman đã nhiệt tình trả lời các câu hỏi của Tuổi Trẻ và các báo:
* Ông có ý định cho phép công chúng tiếp cận các băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa ông với Phạm Xuân Ẩn không, 30-50 năm sau nữa chẳng hạn?
- Larry Berman: Với một lời hứa cùng Phạm Xuân Ẩn, nay là vong linh của ông, tôi không chia sẻ những gì ông đã căn dặn tôi không được tiết lộ. Nhưng nếu ông giám đốc Trí Việt First News ở đây mà kiên trì thuyết phục tôi, biết đâu tôi sẽ chia sẻ từng phần dần dần (cười).
* Ông tìm hiểu nhiều về thế giới tình báo, ông có nhận thấy Phạm Xuân Ẩn khác với điệp viên của các nước khác, hoặc CIA, như thế nào?
- Theo tôi, Phạm Xuân Ẩn là điệp viên giỏi nhất trong thế giới tình báo sử dụng con người. Phạm Xuân Ẩn là điệp viên đơn tuyến, và ông chính là bằng chứng thành công nhất của ngành tình báo sử dụng con người, xuất sắc hơn cả các tình báo danh tiếng ở các nước khác. Hãy xem sự kiện trong cuộc đời ông, thoạt đầu chính người Mỹ muốn tuyển mộ ông Ẩn để đào tạo nghề điệp viên, nhưng rồi sau chiến tranh chính cựu giám đốc CIA William Colby đã đến Việt Nam và tìm gặp ông Phạm Xuân Ẩn để học hỏi về kinh nghiệm tình báo.
* Đến nay nếu nhớ lại những lần gặp Phạm Xuân Ẩn, ông nhớ nhất ở ông Ẩn điều gì?
- Tôi thấy Phạm Xuân Ẩn rất thân thiện và có óc hài hước. Phạm Xuân Ẩn rất biết cách lôi cuốn người khác vào câu chuyện của mình. Tôi nhớ nhất những gì ông nói về thời gian sau 1975, về sự cô đơn và tách biệt của ông so với cuộc sống của ông trước đó.
* Có những nguồn tư liệu nào chứa đựng thông tin về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn mà ông chưa được tiếp cận? Ông có hi vọng trong tương lai sẽ được khai thác để viết tiếp về Phạm Xuân Ẩn?
- Nếu còn tư liệu, tôi rất muốn đọc và muốn viết tiếp về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn. Có một nguồn tài liệu quan trọng là những bản báo cáo, những bài phân tích của ông Phạm Xuân Ẩn đã gửi theo đường dây của bà Nguyễn Thị Ba đưa ra cho cấp trên, hiện nay đang lưu trữ dưới dạng tài liệu tối mật.
Tôi hi vọng sau khi các tài liệu này được giải mật thì tôi được tiếp cận để khai thác. Tôi cũng hi vọng khoảng 50 năm nữa, khi đó tôi đã ở một thế giới khác, sẽ có một người trẻ tuổi tiếp cận các tư liệu mới biết đến ấy và tiếp tục viết câu chuyện chưa ai biết về Phạm Xuân Ẩn.
------------------------------------
* Đọc thêm
Công bố bản sách đầy đủ về cuộc đời Phạm Xuân ẨnPhạm Xuân Ẩn - Những huyền thoại để lạiTiễn đưa nhà tình báo lỗi lạc Phạm Xuân ẨnThiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua đờiMột người Việt Nam trầm lặngLàm phim về Phạm Xuân ẨnNgười Việt thầm lặngBản dịch Điệp viên hoàn hảo sẽ sát nguyên bản
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận