07/08/2012 07:01 GMT+7

Thêm thông tin về tác giả bức thư họa

NGUYỄN PHƯỚC HUY
NGUYỄN PHƯỚC HUY

TT - Từ năm 1999, sau khi được đọc bài Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của tiến sĩ Nguyễn Nam trên Tạp chí Hán Nôm số 2 (39), tôi luôn để ý tìm kiếm hình ảnh đầy đủ về bức tranh này.

BẤM VÀO ĐÂY để xem hình ảnh toàn bộ thư họa Trần Nhân TôngĐấu giá thư họa Trần Nhân Tông

giB7KJhU.jpgPhóng to

Một phần tranh trong cuộn thư họa: voi trắng chở kinh đi sau cùng, đi trước và sau voi có các nhà sư có hình dạng và trang phục trông giống người của các nước phương nam - Ảnh: http://img2.ph.126.net/njTUiLk4Us3aIYlhUvVnHQ==/578149602181229022.jpg

Khổ nỗi, trên các trang web bằng tiếng Trung Quốc, nếu có bức hình đầy đủ thì lại đưa lên với độ phân giải rất thấp, còn những hình có độ nét cao thì không biết có cố tình hay không, lại không thể hiện toàn bộ tranh, đặc biệt nhân vật chính của bức tranh là Trúc Lâm đại sĩ (tức vua Trần Nhân Tông - khi đã xuất gia).

Mãi tới gần đây, trên mạng mới có người đưa lên hình ảnh bức tranh có độ phân giải cao, nhìn được rất rõ các chi tiết. Là người rất say mê tìm hiểu về lịch sử, tôi cũng đã sưu tầm được một số thông tin liên quan đến bức tranh này từ các trang web bằng tiếng Trung Quốc. Nay đọc được bài viết của tiến sĩ Nguyễn Nam trên báo Tuổi Trẻ (ngày 5-8-2012), tôi muốn gửi đến báo Tuổi Trẻ thêm một số thông tin về bức tranh này, trong đó có hình ảnh toàn bộ của phần tranh trong cuộn thư - họa, với file ảnh có độ phân giải cao dung lượng 1,3 Mb, mong báo đưa lên bản điện tử để bạn đọc yêu thích văn hóa lịch sử nước nhà có thể tải về thưởng ngoạn (*).

IvXldzaP.jpgPhóng to

Bức tranh về vua Trần Nhân Tông còn có sức hút đặc biệt, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân chế tác đồ dùng văn phòng ở Trung Quốc thời sau đó. Ảnh: nghiên mực bằng chu sa đời Minh Vạn Lịch (1572-1620) cũng khắc theo bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Về người vẽ bức tranh, Trần Giám Như (陳鑑如), vào năm 1316 (có chỗ viết là 1319, Duyên Hữu lục niên, đời Nguyên Nhân Tông) đã vẽ danh sĩ Lý Tề Hiền (李齊賢) (Hàn ngữ: 이제현 - Yi Che Hyon, Lee Je Hyun) (1287-1367) - học giả nổi tiếng trong lịch sử Cao Ly, sinh sống ở Trung Quốc từ năm 1315-1341, hiện còn bức vẽ kích thước 177,3cm x 93cm. Đến năm 1363 (Chí Chính 23, đời Nguyên Huệ Tông) tạo tác cuộn tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Về thân thế của Trần Giám Như, các sách Đồ hội bảo giám,Thạch cừ bảo cấp tục biên chỉ cho biết ông là người thời Nguyên, ở Hàng Châu, là tay bút truyền thần đệ nhất thời Nguyên. Năm Chí Chính thứ 23 (1363), sáng tác quyển (cuộn) Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

Không biết thân thế thật sự của ông thế nào và lý do vì sao ông vẽ bức tranh về vua Trần Nhân Tông - vị vua lỗi lạc đã lãnh đạo tướng sĩ và nhân dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lăng của nhà Nguyên.

Khởi điểm cho nhiều vấn đề cần nghiên cứu

Dư âm cuộc đấu giá “lịch sử” của Bảo Lợi tháng 4-2012 vẫn còn, và hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đang tiếp tục xuất lộ, ngày càng đẹp hơn, rõ nét hơn trên mạng Internet. Trước mắt nên tiếp nhận tác phẩm này như một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa với quan hệ hỗ tương khắng khít giữa hai phần họa phẩm (bức vẽ của Trần Giám Như) và pháp thư (các bài dẫn, bình, tán thêm vào sau đó). Cả họa và thư cùng lên tiếng nói, giúp người xem/đọc hôm nay thấy được những quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Trung rất tinh tế diễn ra ngay ở Trung Nguyên vào thời cuối Nguyên - đầu Minh.

Về họa sư Trần Giám Như, trong bài viết năm 1999, tôi đã băn khoăn: “Lời Dư Đỉnh trong bài bình, “Người Nam Giao vẽ lại sự kiện nhất thời, và hoan hỉ truyền xem”, nên được giải thích như thế nào? Giám Như vẽ theo “đơn đặt hàng” hay cảm kích đạo hạnh của đại sĩ mà sáng tác?... Ngay cả quốc tịch của Giám Như cũng đáng nghi vấn: Đồ hội bảo giám không gọi ông là Hàng Châu nhân (người Hàng Châu), mà chỉ nêu là cư Hàng Châu (sống ở Hàng Châu). Phải chăng họ ít nhiều có liên hệ đến một bộ phận tông thất nhà Trần tán lạc sang Trung Hoa?”. Sự xuất lộ của bức thư họa chỉ mới là khởi điểm, bởi lẽ nó đang mở ra rất nhiều vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau. Tôi hi vọng đến cuối năm nay sẽ có dịp đưa đến bạn đọc bản in toàn bộ tác phẩm cùng những lời giải sơ bộ cho những vấn đề nói trên.

Mời bạn xem hình ảnh toàn bộ của phần tranh trong cuộn thư - họa và nhiều hình ảnh khác liên quan đến bức tranh ở trang tiếp theo.

eKg0EWMP.jpgPhóng to
Bức họa miêu tả lúc Trúc Lâm đại sĩ từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng
BaoDGUXW.jpg

Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng, đi trước và sau voi có các nhà sư có hình dạng và trang phục trông giống người của các nước phương nam

9ltgMupG.jpg

Phía trước voi có người cưỡi trâu là đạo sĩ người trung Quốc Lâm Thời Vũ

PSKqkrpV.jpg
Cung nghênh trên đường chính là con của Đại sĩ, tức vua Trần Anh Tông, dáng dấp nho nhã, đang chấp tay cung kính thi lễ, bên cạnh là các tùy tùng
SC4rD9wE.jpgPhóng to
Hình danh sĩ Lý Tề Hiền do Trần Giám Như vẽ
nUFwacnl.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
qb6ZsR24.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
fZ1Yaelv.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
RLLzF9eQ.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
ujuhrVfQ.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
angBqjeT.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
nz8GorFT.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng đá chế tác đời Minh Vĩnh Lạc (1402-1424)
pFhcmK17.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng chu sa, chế tác đời Minh Vạn Lịch (1572-1620)
dYpddzjx.jpgPhóng to
Nghiên mực bằng gốm sứ, chế tác đời Thanh Càn Long (1735-1796)
NGUYỄN PHƯỚC HUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên