Phóng to |
Bắt đầu mùa du lịch và vào ngày cuối tuần nhưng hồ Than Thở vắng ngắt. Ai cũng sợ chuyện ô nhiễm ở nơi đây - Ảnh: MAI VINH |
Mở đầu cuộc trò chuyện, ông Hương nói: “Một thời gian dài việc quản lý các danh thắng bị buông lỏng nên người dân âm thầm lấn đất làm nhà, làm nông nghiệp. Đồng thời việc triển khai quy hoạch chậm chạp cũng là yếu tố gây hậu quả như ngày hôm nay. Các doanh nghiệp được cấp phép đầu tư không chấp nhận giá đền bù dẫn đến tình trạng dây dưa. Tình trạng này hiện nay vẫn còn, nếu kéo dài các khu du lịch sẽ còn tiếp tục nhếch nhác”.
Phóng to |
Ông Nguyễn Văn Hương |
- Các ngành chức năng đã thấy chuyện này và không biết bao nhiêu cuộc họp bàn diễn ra nhằm tìm biện pháp giải quyết nhưng không mang lại hiệu quả cao. Nói thật, quản lý xã hội của chúng ta chưa nghiêm. Nếu người dân hiểu được Đà Lạt là ngôi nhà của mình, những danh thắng là phòng khách đón bạn bè muôn nơi thì họ có quăng xác động vật chết, vỏ chai thuốc trừ sâu ra sông suối? Hẳn nhiên họ sẽ có cách hành xử khác.
Người dân phải biết rằng chén cơm của mình gắn liền với những điểm du lịch, khách đến Đà Lạt nhiều thì các hoạt động kinh doanh mới phát triển, rau hoa mới bán nhiều được. Nếu khách mọi miền quay lưng với Đà Lạt thì kinh tế người dân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
* Trong đợt thanh tra các khu du lịch của sở diễn ra vào cuối tháng 3, ông thấy vấn đề nào đáng lo ngại nhất hiện nay ở Đà Lạt?
- Tôi nhận thấy các chủ đầu tư không quyết liệt trong quản lý, khai thác danh thắng, các cam kết về đầu tư đều chưa thực hiện được. Nếu quyết liệt họ đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhanh những vướng mắc. Thậm chí đến nay có khu du lịch chưa trình ra được quy hoạch chi tiết sau một thời gian dài được tỉnh giao cho quản lý và khai thác, còn quy hoạch tổng thể thì chưa đâu vào đâu.
* Theo ông, chuyện phá nát danh thắng sắp tới sẽ xử lý như thế nào?
- Để các danh thắng như thế này là đánh mất thương hiệu du lịch Đà Lạt, có lỗi với những người yêu mến Đà Lạt, chúng tôi sẽ báo cáo tỉnh có phương án xử lý. Sắp tới đây Sở VH-TT&DL Lâm Đồng sẽ tổ chức hội nghị bàn riêng về chuyện này. Sẽ bàn rõ trách nhiệm của Nhà nước và các nhà đầu tư ở các thắng cảnh, từ đó siết chặt công tác quản lý, duy tu...
* 13 năm sống ở Đà Lạt, ông có xót xa khi những thắng cảnh làm nên cái mộng mơ của TP sương mù ra nông nỗi này?
- Buồn lắm chứ, ai khen ngôi nhà của mình thì mình vui, ai chê thì phải ngậm ngùi là lẽ thường. Nhưng là người làm công tác quản lý ở đây tôi nóng ruột. Đà Lạt có lợi thế là xứ sở mà ai cũng muốn đến một lần trong đời, nhưng họ đến rồi đi luôn thì chúng ta phải nhìn lại cách chúng ta đối xử với mảnh đất này.
Chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Mặc dù là ngày chủ nhật nhưng đã có gần 50 phản hồi của bạn đọc về đề tài “Phá nát danh thắng Đà Lạt”. Trong đó, có bạn đọc là dân Đà Lạt xót xa cho thành phố quê hương đang ngày càng xấu xí; có người là dân TP.HCM bày tỏ sự tiếc nuối, xem Đà Lạt là món quà thượng đế ban tặng người VN mà không biết gìn giữ. Cũng có ý kiến cho rằng ý thức người dân kém. Kém từ người bản địa cho đến du khách, thể hiện qua việc vứt chất thải bừa bãi. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vai trò của chính quyền. Nếu chính quyền sâu sát, làm sao có chuyện đào bới tưng bừng ở thung lũng Tình Yêu để tìm thiếc kéo dài mấy năm nay? Thậm chí sự thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ từ người dân cũng do chính quyền thiếu cứng rắn, không hiệu quả trong việc răn đe, giáo dục. Ai cũng biết người dân Singapore đâu phải sinh ra là đã ngăn nắp, sống văn minh. Họ tạo được nếp sống văn minh như hôm nay là nhờ chính quyền mạnh, nghiêm minh, hiệu quả. Vì vậy, trong câu chuyện “phá nát Đà Lạt”, chính quyền địa phương là địa chỉ đầu tiên phải chịu trách nhiệm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận