Phóng to |
Nhạc Michael Jackson có một số bài lời cũng bị đánh giá là... hơi thô tục - Ảnh: zencollegelife.com |
Tại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?
Cứ để âm nhạc tự phát, đừng ra tay!
Loại âm nhạc đó (một số người gọi là rẻ tiền) không nên biểu diễn trước công chúng, chỉ nên mở trong nhà hoặc quán bar nghe "chơi" thôi. Một số người vẫn thích loại nhạc đó vì nếu không có người thích thì những ca sĩ đó cũng không ra album làm gì.
Nếu không thích mà quán cà phê nào cứ mở nhạc đó thì mình đừng đến, một thời gian thì quán cà phê sẽ tự động mở nhạc khác thôi. Quy luật cung cầu mà. Vì sao trong mấy vũ trường không mở nhạc giao hưởng (bản Định mệnh của Beethoven cũng rock lắm chứ). Nghe nhạc concerto của Bach rồi nhảy nhót còn "phê" hơn nghe mấy bài "giựt" nữa. Nhưng vũ trường không chơi nhạc đó vì dân vũ trường đa số không thích loại nhạc đó.
Ai thích bài Ông xã em number 1 cũng không phải người đó là rẻ tiền hay "lỗ tai trâu" hay không biết thưởng thức nhạc, đơn giản gu âm nhạc người đó là thế - nghe cổ điển nhiều thì muốn chuyển sang hiện đại, nghe baroque riết cũng chán muốn chuyển sang nghe Michael Jackson. Ăn cơm chán thì ăn phở. Âm nhạc phải đa dạng. Nếu nền âm nhạc Việt chỉ có thể loại nghiêm túc như nhạc Trịnh, nhạc đỏ mà không có các thể loại "sến", rẻ tiền là không biện chứng, không toàn tập.
Về ca từ, nhạc Michael Jackson có một số bài lời lẽ chả ra sao hết (annie are u ok - em có ổn không - trong bài Smooth Criminal - lặp đi lặp lại, blood is on the dance floor blood is on the knife - máu trên sàn nhảy máu trên dao - trong bài Blood on the dance floor - cũng lặp đi lặp lại), nội dung cũng cực kỳ thô tục. Thế mà Michael Jackson có hàng triệu, tỉ fan.
Gọi nhạc cổ điển là tinh hoa cũng không đúng. Vì nhạc cổ điển không lời không thể chuyển tải thông điệp được. Cổ điển chỉ gợi cho người ta cảm xúc, không chuyển tải nội dung như bài hát được. Nhạc nghệ thuật cao cấp nhất mà dân nhạc viện và chuyên gia nhạc đều đồng ý là nhạc của Bach. Bài được cho là nghệ thuật đỉnh cao của Bach là Goldberg variations nhưng ai mà nghe hết hai mươi mấy cái variation chắc cũng phải rất... kiên nhẫn. Nhưng nếu nhìn bản nhạc, nghiên cứu thì mới thấy hay, càng đi sâu càng thấy tầng tầng lớp lớp, và một số mật mã được giấu trong bài (giống như mật mã Da Vinci). Nhưng nếu nghiên cứu mới thấy hay là đã không còn hay rồi.
Nghe một ca khúc nào đó mà thấy vui, thấy thích là được rồi. Mozart mà còn sống thì chắc ông cũng nhảy nhót hát Billy Jean, còn nếu ông không thích thì thôi chứ chắc cũng không chỉ trích thể loại nhạc khác vì ông là người hiểu biết vấn đề. Ta cứ để cho âm nhạc tự phát thì hay hơn là điều tiết nó theo ý mình.
Cũng đừng khắt khe!
Mọi thứ sẽ không còn đọng lại nếu nó không có giá trị.
Tôi nghĩ có những bài hát đôi khi cũng được đó chứ. Dĩ nhiên có những món ăn 2.000 đồng và cũng có những món ăn 200.000 đồng. Hãy để mọi người tự thưởng thức những thứ mình thích và những thứ mình có khả năng thưởng thức.
Không đồng tình...
Clip Mặt trái của sự thật của nhóm HKT - Nguồn: YouTube |
Tôi thật không đồng tình với đa số các ý kiến bình luận, ca khúc nghe cũng được đấy chứ, hóa trang rất đẹp, nhóm HKT phối hợp ăn ý, Phi Thanh Vân diễn rất có hồn.
Tùy cách cảm nhận
Cháu thấy rằng ca khúc Mặt trái của sự thật của nhóm HKT chẳng có gì là sai trái cả mà bị gán ghép vào từ quá nặng nề.
Ca khúc hay, không hay là tùy theo cảm nhận của mọi người chứ không phải người này thấy không hay rồi đăng tải nói rằng "nhạc té ghế'' hay ''nhạc ngu'' để rồi người ta lên bình luận theo ý kiến đó.
Bài hát đó phù hợp với clip trong ca khúc, mọi người đã xem hết album vol 5 của HKT chưa hay chỉ nghe một ca khúc đó thôi mà chẳng biết gì cả rồi nói như thế! Nếu không hay sao lại có nhiều người nghe, nhiều người yêu cầu mà nói rõ hơn nữa chính ca khúc Mặt trái của sự thật đã khẳng định thêm tên tuổi cho nhóm HKT để xây dựng cho con đường của các anh ngày càng phát triển.
Cháu thấy có nhiều bài hát còn nhảm nhí hơn nữa, nội dung chẳng ra gì như của cô hoa hậu này, hoa hậu kia, giọng thì hát không lên, lời bài hát thì dở tệ, nói chung cả ca khúc chẳng ra trò trống gì. Vì vậy khi đánh giá một ca khúc, một bài hát cần tìm hiểu kỹ hơn, rõ hơn chứ đừng đánh giá quá vội mà chẳng biết mình đánh giá như vậy có đúng không nhé!
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop? Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa? Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe? Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không? Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"? Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop". |
Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận