“Rất khó tìm kiếm máy bay mất tích trên biển, nhất là khi bạn không biết chính xác nơi nó mất tích” - ông Jean-Paul Troadec, cựu giám đốc Cơ quan điều tra BEA của Pháp đồng thời là một chuyên gia điều tra tai nạn máy bay, nói với Tân Hoa xã.
Phóng to |
Các máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines tại sân bay quốc tế Kualar Lumpur - Ảnh: Reuters |
“Ngoài ra còn có rất nhiều chất gây ô nhiễm trên mặt biển. Chúng ta không thể chắc chắn rằng những vật thể tìm được có liên quan đến máy bay trước khi chúng ta tiếp cận nó” - ông Jean-Paul nói thêm.
Ông Jean-Paul cho biết phải mất đến sáu ngày mới tìm ra mảnh vỡ đầu tiên của máy bay Air France 447 sau khi nó đâm xuống biển Đại Tây Dương vào ngày 1-6-2009, khiến toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng.
“Việc tìm kiếm mảnh vỡ máy bay và các hộp đen có thể được thực hiện cùng lúc. Khi thời tiết và dòng nước trên mặt biển thay đổi nhanh chóng thì càng tìm lâu, càng thấy khó xác định nơi xảy ra tai nạn. Điều quan trọng bây giờ là phải sử dụng tất cả những phương tiện có thể để xác định vùng khả nghi cho dù là nhỏ nhất” - ông nhận định.
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời ông Owen Geach, giám đốc thương mại Cơ quan hàng không quốc tế đồng thời là chuyên gia an ninh hàng không, cho biết khó xác định vị trí của hộp đen dưới biển dù hộp đen có thể phát tín hiệu âm thanh trong khoảng 30-40 ngày đầu tùy thuộc vào tuổi thọ pin của nó.
Theo ông Owen, hộp đen máy bay có tầm hoạt động trong phạm vi khoảng 2 dặm (3,21km) và có thể phát tín hiệu dưới nước ở độ sâu 6,09km.
Chia sẻ về khả năng tìm thấy thiết bị chứa dữ liệu chuyến bay, ông Bill Waldock, chuyên gia về điều tra tai nạn hàng không ở Trường ĐH hàng không Embry-Riddle tại Mỹ, nói với Tân Hoa xã điều này còn tùy thuộc vào điều kiện biển, chẳng hạn như hộp đen nằm ở vị trí sâu bao nhiêu so với mặt nước biển, các tàu tìm kiếm cách thiết bị này bao xa, và thiết bị này vẫn nằm trong đuôi máy bay hay không.
"Phải mất hai năm Pháp mới tìm kiếm được các hộp đen của máy bay Air France 447 ở độ sâu 3,96km và xác định được nguyên nhân máy bay gặp nạn. Điều đó cho thấy dữ liệu trong hộp đen có thể tồn tại ít nhất hai năm ở độ sâu 3,96km dưới biển” - ông Bill cho biết.
Báo Anh Telegraph mới đây dẫn lời ông David Gleave, chuyên gia hàng không ở ĐH Loughborough, nhận định nhiều khả năng hệ thống rađa quân sự trên biển và đất liền của các quốc gia gần nơi máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích đã tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này. Theo cựu chuyên gia điều tra tai nạn máy bay này, các quốc gia không muốn tiết lộ hết những gì họ biết vì chia sẻ thông tin về khả năng theo dõi thông qua hệ thống rađa được cho là rất nhạy cảm. “Điều đầu tiên mà công chúng không biết là rađa quân sự mặt đất nhìn thấy những gì - ông Gleave nói - Khu vực máy bay mất tích tương đối căng thẳng về chính trị. Hệ thống rađa của Malaysia, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Singapore đều hoạt động nhưng chúng ta không biết họ đã nhìn thấy những gì. Nếu họ nói ra những điều họ thấy đồng nghĩa họ công bố khả năng quân sự của mình cho các nước xung quanh biết” - ông giải thích. “Tuy nhiên chiếc máy bay này có thể đã xuất hiện trên nhiều hệ thống rađa quân sự trong một khoảng thời gian cụ thể” - ông Gleave nhận định. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
MH370 có thể đã bay thêm bốn giờ sau khi mất tín hiệuVẫn giữ nguyên cường độ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tíchGiới chức Malaysia thừa nhận rađa liên lạc tín hiệu lúc 2g15Malaysia bác tin dò được tín hiệu MH370 ở Malacca MH370 có thể đã bay thêm bốn giờ sau khi mất tín hiệuChất vấn về việc tìm kiếm máy bay mất tích tại Việt Nam
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận