NSA vi phạm quyền riêng tư “hàng nghìn lần”NSA theo dõi chính khách Mỹ trong chiến tranh Việt NamNSA có thể theo dõi mọi điện thoại thông minh
Phóng to |
Một người Mỹ truy cập mạng xã hội trong một quán cà phê - Ảnh minh họa: Reuters |
Các dữ liệu mà NSA thu thập từ người dân Mỹ được gọi là metadata, tức các dữ liệu đặc tả thông tin như số điện thoại gọi đi và địa chỉ email người nhận, mà không bao gồm nội dung của thư điện tử hay cuộc gọi đó.
Nhật báo Mỹ New York Times dẫn tài liệu của Snowden nói việc này được tiến hành từ tháng 11-2010, khi lệnh cấm phân tích dữ liệu thu được từ người Mỹ được gỡ bỏ.
Khi đó NSA đã được quyền tiến hành “các phân tích quy mô lớn trên những nhóm dữ liệu khổng lồ mà không cần phải kiểm tra yếu tố nước ngoài của nó”. Các nhóm dữ liệu này bao gồm địa chỉ email, số điện thoại và các thông tin định danh khác, theo tài liệu do Snowden cung cấp.
Sự nới lỏng chính sách này nhằm giúp NSA “khám phá và theo dõi” mối quan hệ giữa các mục tiêu tình báo ở nước ngoài và những người đang sống ở Mỹ, theo nội dung một thông báo do cơ quan này phát đi hồi tháng 1-2011 được New York Times trích đăng.
Các chuyên gia cho rằng metadata đủ để phác họa chân dung, cũng như lọc ra những thông tin nhạy cảm về đời tư của một cá nhân. “Biết được số điện thoại mà ai đó vừa bấm gọi hoặc vị trí họ gọi điện có thể giúp dự đoán người đó sẽ làm gì. Đây là “phiên bản số” của việc bám đuôi những đối tượng tình nghi” - New YorkTimes dẫn lời Orin S. Kerr, giáo sư luật tại Đại học George Washington, phân tích. |
Theo New York Times, NSA được phép “làm giàu” các dữ liệu truyền thông này bằng thông tin có được từ các nguồn khác, được cho là bao gồm cả trang Facebook của người bị theo dõi, số thẻ ngân hàng, thông tin bảo hiểm, thông tin đăng ký cử tri và thông tin từ hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Các biểu đồ phức tạp được xây dựng từ những thông tin trên sẽ giúp các mật vụ NSA biết được những người bị theo dõi có khả năng sẽ liên lạc với các cá nhân hay tổ chức tình báo nước ngoài hay không, theo New York Times.
Không chỉ thế, biểu đồ của NSA còn có thể chỉ rõ họ đã ở đâu vào một khoảng thời gian nhất định, hoặc đã đi du lịch cùng ai và nhiều thông tin cá nhân khác.
Tài liệu của Snowden không nói rõ kết quả của chương trình phân tích metadata này. New York Times cũng cho hay các quan chức NSA đã từ chối tiết lộ bao nhiêu người Mỹ đã bị chương trình NSA thu thập các dữ liệu trên.
Về phần mình, NSA lên tiếng khẳng định không hề thu thập thông tin cá nhân của công dân Mỹ, vì tất cả những gì NSA làm là nhắm đến tình báo nước ngoài. Người phát ngôn này cũng viện dẫn phán quyết của tòa án tối cao năm 1979 cho biết công dân Mỹ không có quyền bảo mật thông tin với các số điện thoại mà họ đã gọi đi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận