ASEAN cùng hành động cho COCASEAN kiên trì giải pháp hòa bình trên biển Đông
Phóng to |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại buổi ăn tối kết hợp làm việc của các lãnh đạo ASEAN nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 ở Brunei. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2012 đạt 9,67 tỉ USD - Ảnh: Reuters |
Hạn chót cho sự hình thành cộng đồng ASEAN thoạt tiên được ấn định vào ngày 1-1-2015, song đã được các lãnh đạo nhất trí dời lại một năm đến ngày 31-12-2015, nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tháng 11-2012 tại Phnom Penh (Campuchia).
Tự thân việc dời lại một năm đã cho thấy việc hình thành cộng đồng đó không hề đơn giản do lẽ trong nội bộ 10 nước ASEAN đã, đang và sẽ vẫn còn nhiều khoảng cách, mà để rút ngắn thu hẹp khoảng cách, không chỉ là vấn đề thời gian!
Có lẽ đã đến lúc, nếu không muốn nói là muộn màng, cần tập trung hướng đến hạn chót 31-12-2015 đó, nhất là khi cho đến nay những thông tin về các điều kiện cho sự gia nhập một cộng đồng (chung) ASEAN vẫn chưa là bao nhiêu, mới chỉ ở mức đại khái như “cộng đồng ASEAN dựa trên ba cột trụ an ninh, kinh tế và xã hội - văn hóa”.
Trong bối cảnh một Liên minh châu Âu (EU) hiện đang tan tác trong khủng hoảng công nợ và tài chính, thiết nghĩ không thể mông lung ngó lơ những yêu cầu sinh tử của việc hội nhập cộng đồng ASEAN.
Có quá nhiều bài học xương máu từ những bất cập trong việc mở rộng từ một cộng đồng kinh tế chung châu Âu (EEC) khi thành lập năm 1957 chỉ gồm sáu nước Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxembourg, Tây Đức và Ý, đến năm 2007 trở thành một Liên minh châu Âu gồm đến 27 nước với nhiều trình độ phát triển kinh tế, tài chính, xã hội khác nhau mà đến nay vẫn còn khoảng cách trong không ít lĩnh vực.
Nếu thấy Đức, đầu tàu kinh tế - tài chính của châu Âu, đã và đang vất vả “đẩy kéo” những nước hạng nhì của EU là Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, thì ngược lại cũng không thể không thấy quá trình ung dung vay nợ và chi tiêu của các nước này, bắt đầu là Hi Lạp với Thế vận hội Athens 2004!
Cũng thế, khoảng cách trong nội bộ 10 nước ASEAN tối thiểu ở ba nấc và khoảng cách giữa các nấc đó là hiển hiện, không chỉ đo được bằng số liệu GDP/đầu người (với khoảng cách từ gấp hơn 30 lần đến gấp ba lần) mà còn bằng nhiều chỉ số khác.
Có thể đơn cử thí dụ sau: trong khi công dân nhóm nước thứ nhì sang kiếm sống ở nhóm nước thứ nhất, thì công dân nhóm nước thứ ba lại lam lũ lao động chân tay ở nhóm nước thứ nhì! Hiện tượng đó cho thấy khoảng cách giáo dục và đào tạo của lực lượng lao động trong 10 nước ASEAN là như thế nào.
Thu hẹp khoảng cách nhân lực ngay trong ASEAN là một yêu cầu sinh tử khi mà hạn chót thành lập cộng đồng là rất gần. Tất nhiên, không chỉ nhân lực ở cấp lao động chân tay mà nhất là ở cấp nhân sự quản lý.
Để hiểu tính “nóng bỏng” của nhu cầu “rượt đuổi” trong một cộng đồng ASEAN 2015, có lẽ mẩu tin sau đây trong những ngày qua đủ để chứng minh: “Thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam hiện đã giảm thêm 10% (từ 70% xuống 60%). Còn xe máy nhập khẩu từ khu vực này hiện thuế suất chỉ còn 5%.
Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô, xe máy chuyển sang nhập khẩu mạnh từ khu vực này...” (otofun News 16-4-2013).
Một trong năm ngành công nghiệp mũi nhọn một thời của Việt Nam là công nghiệp ôtô vốn đã đình trệ từ hai năm nay, sẽ ra sao, có tác động gì đến mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” năm 2020 không? Ngay cả việc “di cư” sang vài nước láng giềng để theo đại học (và trên nữa) hay để chữa bệnh... cũng là “ngập đầu” rồi (bao nhiêu ngoại tệ phải chi!), chưa nói đến việc “mất người” có đào tạo...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận