Phóng to |
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un thăm một đơn vị quân đội gần biên giới với Hàn Quốc hôm 7-3 - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Hình ảnh binh sĩ Bình Nhưỡng tập luyện được Hãng thông tấn KCNA của CHDCND Triều Tiên đưa trên truyền hình - Ảnh: AFP |
Theo Yonhap, cùng với tuyên bố này, Bình Nhưỡng cũng đóng cửa biên giới Panmunjom ở khu phi quân sự DMZ và cắt đường dây nóng được thiết lập từ năm 1971 giữa hai miền.
“Cần tuân thủ nghiêm nghị quyết Liên Hiệp Quốc về hạt nhân” Ngày 8-3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 2094 về vấn đề hạt nhân và những diễn biến hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ Việt Nam nhất quán ủng hộ hòa bình, ổn định, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cho rằng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cần được tuân thủ nghiêm túc. Việt Nam mong muốn các bên liên quan bình tĩnh, không có những hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực thúc đẩy đối thoại tìm giải pháp hòa bình cho các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, góp phần thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. (Theo TTXVN) |
Hiệp ước không tấn công mà Bình Nhưỡng đề cập là hiệp ước được ký hồi năm 1991, không phải hiệp ước ngừng bắn năm 1953. Còn đường dây nóng đã được hai bên thiết lập từ năm 1971 và từng bị gián đoạn gần 10 tháng hồi năm 2008-2009 do căng thẳng leo thang.
Một ngày trước đó, CHDCND Triều Tiên đã đe dọa sẽ dùng đòn phủ đầu hạt nhân để tấn công Mỹ khi cáo buộc Mỹ định âm mưu “phát động chiến tranh hạt nhân”.
Phản ứng giận dữ trước tuyên bố của Bình Nhưỡng, bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố CHDCND Triều Tiên sẽ “biến khỏi mặt đất” nếu có hành vi gây hấn.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt trước Bình Nhưỡng nếu xung đột xảy ra. Phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các quân nhân ở Gyeryongdae ở miền trung Hàn Quốc, bà Park cứng rắn: “Tình hình an ninh hiện tại rất nghiêm trọng. Tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ các hành vi khiêu chiến của Triều Tiên”.
Tuyên bố leo thang liên tiếp trong mấy ngày qua của Bình Nhưỡng không khỏi dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ mới ở biên giới hai miền Triều Tiên. Đáng lưu ý, người đọc bản tin trên truyền hình với lời đe dọa trên là tướng Kim Yong Chol, tư lệnh phụ trách lực lượng tình báo Bình Nhưỡng. Ông được mô tả là người cứng rắn và đứng đằng sau các vụ bắn pháo vào đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc hồi năm 2010. Cùng lúc, BBC trích nguồn tin cho biết nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đã đích thân thị sát các đơn vị quân đội từng thực hiện vụ tấn công vào hòn đảo của Hàn Quốc hồi năm 2010.
Tuy nhiên, theo New York Times, các nhà phân tích cho rằng ít có khả năng Bình Nhưỡng dám công khai tấn công Mỹ, một hành động có thể coi là tự sát. Tuy vậy, các quan chức ở Seoul lại e ngại CHDCND Triều Tiên có thể tấn công quân sự với quy mô nhỏ để thử phản ứng của bà Park Geun Hye - nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, mới nhậm chức cách đây hai tuần.
Năm 2010, hai miền Triều Tiên đã nã pháo vào nhau sau khi Bình Nhưỡng bắn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc. Cũng năm đó, 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng sau khi tàu của họ đụng thủy lôi của CHDCND Triều Tiên.
Trên Yahoo! Finance, Ian Bremmer - chủ tịch Eurasia Group, một tập đoàn tư vấn về nguy cơ chính trị toàn cầu - cho rằng Bình Nhưỡng “đã leo thang tương đối mạnh trong vài tuần gần đây. Mọi thứ đến dồn dập và quyết liệt”. Tuy nhiên, Gordon Chang, tác giả cuốn Cuộc chiến hạt nhân: CHDCND Triều Tiên chống lại thế giới, lại nhận định: “Kim Jong Un mới chỉ nắm quyền 15 tháng và ông ta cần củng cố quyền lực trong bốn nhóm - quân đội, lực lượng an ninh, Đảng Lao động và trong nội bộ gia đình Kim”. Ông Chang thừa nhận các lời đe dọa là tương đối phổ biến mỗi khi Hàn Quốc có tổng thống mới “để nắn gân lãnh đạo mới”, đặc biệt là “để giúp ông Kim gây uy thế trong chính quyền”.
Người dân Hàn Quốc bình thản Sinh sống ở Hàn Quốc năm năm, tôi từng chứng kiến dư luận Hàn Quốc phản ứng gay gắt về trận pháo của Triều Tiên vào đảo Yeonpyeong ở Hàn Quốc ngày 23-11-2010 khiến hai lính Hàn Quốc cùng hai dân thường thiệt mạng. Tuy nhiên, người dân nước này lại tỏ ra khá bình thản trước các động thái gần đây của Bình Nhưỡng. Có thể người Hàn Quốc tự tin vì có Mỹ chống lưng, nhưng cũng có thể do họ đã quá chán ngán với các lời hăm dọa đến từ Triều Tiên. Khi nhắc đến Triều Tiên, tôi thấy đa số các bạn Hàn Quốc chỉ cười trừ hoặc lắc đầu. Ông giám đốc nơi tôi làm việc cũng từng thắc mắc vì sao báo chí nước ngoài lúc nào cũng làm rùm beng trong khi không khí trong nước không hề căng thẳng. Đinh Hồng Minh Nhật(26 tuổi, cựu sinh viên Đại học Quốc gia Pusan, hiện đang sinh sống và làm việc tại Seoul) ĐÔNG PHƯƠNG ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận