11/10/2012 08:46 GMT+7

Nhật đưa bằng chứng Trung Quốc công nhận Senkaku

Nhật giải cứu hai cha con người TQ leo núi Phú Sĩ ủng hộ TQ
Nhật giải cứu hai cha con người TQ leo núi Phú Sĩ ủng hộ TQ

TTO - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 10-10 đưa ra các bằng chứng công nhận chủ quyền của nước này với quần đảo tranh chấp mà họ gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Ông Gemba trưng ra một tấm bản đồ của Trung Quốc xuất bản năm 1960, trong đó ghi nhận quần đảo này, hiện do Tokyo kiểm soát, là một phần lãnh thổ Nhật Bản.

zUVDXasU.jpgPhóng to

Hai tàu của lực lượng tuần duyên Nhật “kè” tàu hải giám 66 của Trung Quốc (giữa) trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters

Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Gemba nói Trung Quốc chỉ bắt đầu đòi chủ quyền quần đảo này từ những năm 1970. Ông cũng dẫn lại một bức thư của nhân viên ngoại giao tại tòa lãnh sự Nagasaki của Trung Quốc năm 1920 gửi một người Nhật trong đó nói rõ quần đảo này “thuộc quận Yaeyama, tỉnh Okinawa”.

Nhật giải cứu hai cha con người TQ leo núi Phú Sĩ ủng hộ TQ

TAwONhhp.jpgPhóng to
Con trai ông He trong buổi leo núi - Ảnh: Telegraph
Ngày 10-10, một sự kiện hi hữu đã xảy ra ở Nhật ngày 10-10 khi hai cha con leo lên ngọn núi biểu tượng Phú Sĩ ở Nhật để bày tỏ sự ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp đảo đã bị mắc kẹt và phải nhờ nhà chức trách Nhật giải cứu.

He Lieshing, một người cha có quan điểm dạy con rất cứng rắn, từng gây chú ý khi quay cảnh cậu con trai 4 tuổi He Yide của ông trần truồng khóc lóc chạy ngoài trời tuyết ở New York. Lần này, ông He đã định bắt con cùng leo lên đỉnh núi Phú Sĩ cao 3.775m để tung một tấm băngrôn ủng hộ cho chủ quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên khi hai cha con, cùng cả con gái ông He, tới được chân núi thì mùa leo núi đã kết thúc. Bất chấp điều đó, ông He, không nói được tiếng Nhật, vẫn leo núi mà không có người dẫn đường. Ngọn núi cũng rất dốc, không có các bậc thang và nhiều chặng dài không có chỗ nghỉ chân, còn các khu nghỉ tạm đã bị dọn dẹp vì hết mùa leo núi. Ông He cũng không đem đủ dụng cụ cần thiết. Ông buộc phải chấp nhận thất bại ở độ cao 3.300m, còn cách đỉnh núi vài giờ do con trai ông quá mệt đến gần ngất xỉu.

Lực lượng kiểm lâm Nhật Bản đã cứu được cả ba người, nhưng họ cũng đã kịp chăng ra tấm băngrôn với dòng chữ: “Quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, tôi muốn lên quần đảo Điếu Ngư!”.

HẢI MINH
Nhật giải cứu hai cha con người TQ leo núi Phú Sĩ ủng hộ TQ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên