Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển ĐôngJohn McCain: "Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm"Mitt Romney muốn "bắt Trung Quốc ngồi yên vào chỗ"
Phóng to |
Việc Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí ở biển Đông là hành động đơn phương có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình bởi lẽ đây là vùng biển còn đang tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Bloomberg không cho biết cụ thể vị trí các lô dầu khí này, nhưng cho biết đây là một trong những đợt gọi thầu lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí Trung Quốc với các lô thăm dò trải rộng trên diện tích 73.754 km vuông.
Hai tháng trước, CNOOC đã có đợt gọi thầu gây tranh cãi lần đầu ở biển Đông với việc kêu gọi nước ngoài hợp tác thăm dò và khai thác chín lô dầu khí có tổng diện tích 160.012,39 km vuông nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thậm chí là thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ đợt gọi thầu này. Các học giả nước ngoài cũng đưa ra cảnh báo các công ty dầu khí muốn hợp tác với CNOOC.
Việc Trung Quốc tiến hành gọi thầu lần hai là có ý đồ chính trị rõ rệt khi một trong các lô được gọi thầu có ký hiệu 65/12, nằm cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ khoảng 50 km, ngay gần lô 65/24 mà Việt Nam đã phản đối Trung Quốc gọi thầu trước đó.
Một lô gọi thầu khác, 41/08, nằm gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Với lần gọi thầu thứ nhất của Trung Quốc ở biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định các lô dầu khí này “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982” và “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận