Washington giải thích rằng lá chắn tên lửa của họ là nhằm đối phó với những nước như Iran và CHDCND Triều Tiên, chứ không phải Nga.
Phóng to |
“Bất cứ việc phát triển tên lửa đơn phương và không giới hạn nào bởi một nước hay một nhóm nước sẽ dẫn tới việc trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh, phá hủy sự ổn định chiến lược và vi phạm các nghĩa vụ của tất cả thành viên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) không tăng cường an ninh của mình mà vi phạm an ninh của nước khác”, Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov.
Ông Lavrov nói dự án phòng thủ tên lửa là một phép thử với sự thành thật của phương Tây trong cam kết về cân bằng an ninh tại châu Âu. Ông cũng nhắc lại yêu cầu của Nga về “những đảm bảo mang tính pháp lý bắt buộc” rằng hệ thống này không phải chống lại nước Nga.
Những cuộc thương lượng giữa Nga và các thành viên NATO về dự án lá chắn tên lửa của Mỹ đã đi vào bế tắc do phương Tây không muốn đưa ra những đảm bảo như yêu cầu của Matxcơva. Mỹ đã hủy bỏ kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo vào tháng 9-2010 ở Czech và Ba Lan. Nga đã bày tỏ hoan nghênh động thái này và tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev nói Nga sẽ hủy các kế hoạch triển khai tên lửa chiến lược Iskander-M tại vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad, có biên giới với các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.
Tuy nhiên, năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại tuyên bố các kế hoạch của NATO triển khai lá chắn tên lửa tại Ba Lan từ giờ tới năm 2018.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận