Nhật Bản thả các nhà hoạt động Trung QuốcNhật trục xuất 14 người Trung Quốc vào Senkaku
Phóng to |
Theo Tân Hoa xã, 7 trong 14 nhà hoạt động Trung Quốc bị bắt giữ đã về đến Hong Kong chiều 17-8 sau khi được đưa tới sân bay Naha, miền nam Nhật Bản. Bảy người còn lại được trở lại tàu Bảo Điếu II để trở về.
Báo Asahi Shimbun bình luận lần này chính quyền Thủ tướng Yoshihiko Noda đã có quyết định nhanh chóng nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước do vụ xâm nhập này gây ra.
Tránh gây thêm căng thẳng
Mỹ - Nhật lập lá chắn tên lửa ở Thái Bình Dương Báo Washington Post đưa tin Mỹ sẽ hỗ trợ nâng cấp hệ thống lá chắn tên lửa cho hai tàu khu trục của Nhật nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo từ các nước khác. Theo kế hoạch, hai tàu khu trục lớp Atago mang tên lửa dẫn đường của Nhật sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo “Aegis” tối tân nhất. Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS), cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Richard Armitage và giáo sư Đại học Harvard Joseph Nye đã kêu gọi Washington tăng cường hơn nữa mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật. |
Khi đó, chính quyền của Thủ tướng Naoto Kan dọa đưa thuyền trưởng của tàu cá này ra tòa. Bắc Kinh viện cớ này để phản ứng mạnh và trả đũa, như cho dừng mọi cuộc gặp cấp cao, cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, thậm chí còn bắt giữ lao động của một công ty xây dựng Nhật với cáo buộc họ xâm nhập bất hợp pháp công trường của Trung Quốc. Quan hệ hai nước rơi vào tình trạng đóng băng. Cuối cùng, chính quyền Thủ tướng Kan đã thả thuyền trưởng Trung Quốc. Dư luận trong nước lại mô tả ông là “quá nhu nhược”.
“Nếu lặp lại sai lầm như chính quyền Thủ tướng Kan năm 2010, chính quyền của chúng tôi sẽ trở nên lộn xộn” - báo Asahi Shimbun dẫn lời một trợ lý của Thủ tướng Noda cho biết.
Đề cập hành động đưa tàu đến Senkaku lần này của Trung Quốc, chuyên gia Monique Chu thuộc Đại học London cho rằng Trung Quốc đang khiêu khích trên cả biển Hoa Đông và biển Đông mà chủ yếu là do tham vọng về năng lượng. Tuy nhiên, trong tranh chấp với Nhật, sự thù hằn từ Thế chiến II cũng đóng một vai trò đáng kể. Chuyên gia Tephanie Kleine-Ahlbrandt dự báo khả năng đụng độ quy mô nhỏ trên cả hai vùng biển này đều có thể xảy ra do Trung Quốc liên tục triển khai tàu dân sự và bán quân sự đến các vùng biển tranh chấp.
Chuyên gia về Đông Nam Á Gerhard Will thuộc Viện Quan hệ an ninh và quốc tế Đức cho rằng các lợi ích xung đột trong nội bộ ở Trung Quốc đang thổi bùng căng thẳng trên biển Hoa Đông và biển Đông. “Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố muốn hợp tác, còn quân đội lại cứ đòi khoe sức mạnh, các doanh nghiệp nhà nước muốn theo đuổi các lợi ích kinh tế trên biển”.
Các chuyên gia cũng cảnh báo việc Trung Quốc tăng cường đưa tàu dân sự và bán quân sự đến các vùng biển tranh chấp để lấy cớ triển khai quân đội đến các vùng biển này một cách “hợp pháp”.
Trả đũa thay vì cùng ra tòa án quốc tế
Trong khi đó, căng thẳng giữa Nhật và Hàn Quốc về quần đảo Takeshima/Dokdo vẫn tiếp diễn. Tokyo tuyên bố muốn Seoul cùng đưa vấn đề tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).
“Nhằm giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, công bằng và hòa bình, chúng tôi đề xuất đưa vấn đề này ra ICJ. Nếu Hàn Quốc cho rằng tuyên bố chủ quyền của họ ở đảo Takeshima là chính đáng thì chúng tôi mong rằng họ sẽ đồng ý với đề xuất của Nhật” - chánh Văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura tuyên bố.
Seoul đã lập tức bác bỏ đề xuất này và còn cảnh báo sẽ trả đũa cứng rắn bất cứ hành động khiêu khích nào từ phía Nhật. “Chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng đề xuất của Nhật sẽ không có giá trị vì không có cái gọi là tranh chấp lãnh thổ về đảo Dokdo. Rõ ràng đó là lãnh thổ của Hàn Quốc về mặt lịch sử, địa lý và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhật sẽ chịu mọi trách nhiệm về những đụng độ với Hàn Quốc trong tương lai về vấn đề đảo Dokdo” - Yonhap dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai Young nhấn mạnh.
Căng thẳng không có dấu hiệu hạ nhiệt khi Tokyo tuyên bố hủy bỏ chuyến thăm cấp cao của Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi đến Hàn Quốc ngày 24-8 và đang xem lại các thỏa thuận trao đổi tiền tệ với Hàn Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận