Phóng to |
Tàu cá của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc trước giờ rời cảng Tam Á xuống biển Đông ngày 1-8 - Ảnh: Hinews.cn |
Nhà phân tích Paul Vacine đưa ra hai giải pháp. Một là, đối với ASEAN, Trung Quốc cần chấp nhận nhìn nhận khía cạnh đa phương của vấn đề biển Ðông và đàm phán đa phương với ASEAN. Hai là, Washington cần có vị trí nằm giữa sự có mặt về quân sự để răn đe và các cuộc biểu dương lực lượng lộ liễu của mình để đừng làm Bắc Kinh cùng dư luận nước này xem là sự xâm nhập của nước ngoài, trong khi lại khiến các nước khác trong khu vực an tâm vì Trung Quốc sẽ không thể có hành động quân sự vượt quá giới hạn cho phép.
Màn kịch đa phương của Trung Quốc
Trên trang mạng của Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng, chuyên gia Abanti Bhattacharya thuộc ÐH Delhi (Ấn Ðộ) đã vạch rõ chiêu bài đa phương và đơn phương của Trung Quốc trên biển Ðông.
Theo ông, trở ngại lớn nhất để giải quyết tranh chấp trên biển Ðông là việc Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ bất cứ giải pháp đa phương nào với các bên cùng tuyên bố chủ quyền. Trong khi luôn khẳng định đa phương là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của mình thì Trung Quốc lại hành động ngược lại và vi phạm chủ quyền của nước khác. Ðiển hình là những hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Ðông, như thành lập "thành phố Tam Sa" và quyết định đưa quân đội đến đồn trú ở thành phố này trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông Bhattacharya, đa phương hóa chỉ là công cụ chiến lược được Trung Quốc sử dụng khi cần phản đối chính sách độc đoán của Mỹ. Nó cũng giúp Bắc Kinh giành công bằng trong trật tự kinh tế và chính trị quốc tế, cho phép Bắc Kinh có tiếng nói lớn hơn trong các tiến trình ra quyết định. Ngoài ra, nó giúp Bắc Kinh cải thiện hình ảnh đầy đe dọa trong mắt các nước ASEAN. Nhưng các hành động hiếu chiến đơn phương gần đây đã bóc trần màn kịch đa phương này của Bắc Kinh.
Ông Bhattacharya kết luận chính sách đa phương của Trung Quốc chỉ là một trò hề. Bắc Kinh chủ trương giải quyết vấn đề bằng cách khuấy động chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, tạo các bằng chứng lịch sử giả và đe nẹt bằng sức mạnh quân sự, kiên quyết bác bỏ mọi sự can thiệp từ bên ngoài.
ASEAN hay Liên Hiệp Quốc?
Cũng trong hướng tìm giải pháp giảm nhiệt cho biển Ðông, chuyên gia Rizal Sukma, giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Indonesia, cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần sớm khởi động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Ðông (COC).
Trong bài viết "Sau khi giành lại sự thống nhất là thời gian để tiến lên phía trước" đăng trên báo Jakarta Post, ông Rizal Sukma cho rằng việc khởi động sớm sẽ khôi phục được sự tín nhiệm của chính ASEAN với tư cách là người quản lý trật tự khu vực và chứng minh rằng vai trò ngoại giao trung tâm của ASEAN vẫn là một nhân tố quan trọng của các mối quan hệ khu vực. Ðối với Trung Quốc, bước vào cuộc đàm phán chính thức về COC với các nước ASEAN sẽ giúp Trung Quốc xua tan những nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh không chỉ đối với ASEAN mà còn tại khu vực biển Ðông và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc CSIS nhận định Mỹ muốn thúc đẩy đàm phán trực tiếp Trung Quốc - ASEAN.
Sau khi Trung Quốc thoái thác giải quyết tranh chấp thông qua ASEAN, Philippines đã cố gắng mở rộng sự chú ý của thế giới bằng cách đẩy vấn đề lên Liên Hiệp Quốc.
"Mỹ không muốn xem đây như một vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc. Ðưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc đồng nghĩa với việc khiến nó giống như là vấn đề giữa Mỹ - Trung Quốc bởi (ngoài Washington), không thành viên thường trực Hội đồng Bảo an nào có can hệ gì với vấn đề này" - bà Glaser nhận định.
TRẦN PHƯƠNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận