20/01/2012 17:08 GMT+7

Tàu sân bay Mỹ đến vùng biển Arab

HẠNH NGUYÊN (Theo CNN, AFP)
HẠNH NGUYÊN (Theo CNN, AFP)

TTO - Hải quân Mỹ cho hay tàu sân bay USS Abraham Lincoln đã đến biển Arab ngày 19-1 trong một diễn biến nhằm “nắn gân” những cảnh báo của Iran về việc không nên đưa tàu sân bay qua Eo biển Hormuz.

Sfi9RNdg.jpgPhóng to
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln đã đến biển Arab ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Sự xuất hiện của tàu Lincoln cùng với tàu USS Carl Vinson (đã hiện diện ở khu vực) nâng số lượng tàu sân bay lên 2 tàu ở khu vực này theo chuẩn trước đó. Tàu sân bay USS John Stennis rời biển Arab vài ngày trước và hiện đang trên phía tây Thái Bình Dương.

Quân đội Mỹ cho biết Mỹ sẽ tiếp tục cam kết hiện diện quân sự lâu dài ở khu vực trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây và Iran tiếp tục gia tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực đủ để đối phó với bất kỳ tình huống nào.

Iran đã đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz, nơi trung chuyển 1/3 số lượng các chuyến tàu chở dầu quan trọng nếu phương Tây cấm nhập khẩu dầu thổ của Iran để làm tê liệt lĩnh vực năng lượng có vai trò sống còn này của Iran. Động thái đó nếu xảy ra thực sự có thể dẫn tới nguy cơ chiến tranh Trung Đông.

Ngày 23-1, các ngoại trưởng châu Âu sẽ hội đàm để thống nhất về lệnh cấm vận lên Iran cũng như phong tỏa các tài sản của ngân hàng trung ương nước này ở nước ngoài.

Một quan chức cao cấp Mỹ thừa nhận Bộ Quốc phòng tiếp tục xem lực lượng hải quân Iran là lực lượng gây khiêu khích nhiều hơn các lực lượng hải quân khác.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo các nước láng giềng không nên “đặt mình vào thế nguy hiểm” bằng cách nhảy sang phía Mỹ trong khi tranh cãi giữa 2 bên về các hoạt động hạt nhân của Iran đang tăng.

Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã tuyên bố sẵn sàng sản xuất bù số lượng dầu mà Iran bị cấm vận có thể khiến lượng cung cho thế giới thiếu hụt. Iran cảnh báo đây là hành động “không phải bạn bè”.

Giới ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho hay ngày 19-1, các quốc gia trong khối đã nhất trí áp đặt trừng phạt đối với Ngân hàng trung ương Iran, đồng thời phong tỏa các tài sản có khả năng được sử dụng để cung cấp tài chính cho chương trình hạt nhân của Tehran. Tuy nhiên, EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ đối với quốc gia Hồi giáo này.

Theo các số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), EU là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc. Năm ngoái, EU đã nhập khẩu khoảng 600.000 thùng dầu của Iran mỗi ngày và trở thành một thị trường then chốt của Iran, cùng với Trung Quốc.

Theo các số liệu thống kê của EU, dầu mỏ Iran hiện chiếm 34,2% tổng khối lượng dầu nhập khẩu của Hy Lạp, 14,9% của Tây Ban Nha và 12,4% của Ý trong 9 tháng đầu năm ngoái.

HẠNH NGUYÊN (Theo CNN, AFP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên