Sự kiện bé Duyệt Duyệt: Lúng túng xử lý thói vô cảmBé Duyệt Duyệt và tay tài xế máu lạnh
Phóng to |
Cái chết của bé Duyệt Duyệt đã đánh thức lòng nhân ái ngủ quên trong nhiều người - Ảnh: AP |
Sau vụ bé Duyệt Duyệt bị xe tông liên tiếp mà 18 người đi qua không hề cứu giúp, cộng đồng Trung Quốc cho rằng có nhiều người sợ bị người nhà nạn nhân vu oan nên đã chọn cách làm ngơ. Thực tế Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ chính nạn nhân sau đó đã kiện ngược ân nhân của họ.
Do đó, thành phố Thâm Quyến soạn luật này nhằm đảm bảo cho người cứu nạn không bị ràng buộc trách nhiệm nếu nỗ lực cứu hộ không thành công, miễn họ không thờ ơ, không cố tình cản phá.
Luật cũng nhấn mạnh người bị nạn khi muốn buộc tội người cứu nạn phải nêu được bằng chứng.
Ông Zhou Chengxin - giám đốc viện nghiên cứu thuộc văn phòng luật của thành phố Thâm Quyến - cho hay đây là dự luật đầu tiên thuộc loại này ở Trung Quốc.
Dự thảo sẽ được trình lên Hội đồng nhân dân Thâm Quyến để bàn thảo. Họ hi vọng Quốc hội Trung Quốc và Tòa án tối cao tham gia tư vấn cho quá trình soạn luật.
Ông Zhou cho biết thành phố đã chủ trương xây dựng luật vào đầu năm 2011 sau đề nghị của ông Xu Long - phó giám đốc một bệnh viện ở địa phương. Ông Xu cho hay đã bị sốc vì một vụ việc xảy ra năm 2010 khi một cụ ông chết do ngã ở khu dân cư trong khi người dân chỉ đứng xem mà không ai giúp.
Khi vụ bé Duyệt Duyệt xảy ra, cả đất nước Trung Quốc bị sốc, các nhà làm luật đã đẩy nhanh tiến trình luật hóa việc cứu người.
Wu Ming'an - giáo sư tại Đại học Luật và khoa học chính trị Trung Quốc - cho hay vụ bé Duyệt Duyệt đã khiến người dân phải nhìn nhận lại giá trị đạo đức trong xã hội và điều cần thiết là phải nâng cao ý thức đạo đức của cộng đồng.
“Ý thức đạo đức đó sẽ được nhân rộng hơn khi có luật và các quy định bảo hộ và nỗ lực của Thâm Quyến là tấm gương tốt cho cả nước”, ông Wu nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận