Phóng to |
Máy bay Sukhoi T-50 - Ảnh: RIA Novosti |
Phóng to |
Phóng to |
Cận cảnh chiếc T-50 - Ảnh: Xinhua |
Phóng to |
Màn trình diễn hoành tráng của MiG - 29 và Su-27 - Ảnh: Xinhua |
Sukhoi T-50 hay còn gọi là PAK FA, là sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Phía Ấn Độ cho biết sẽ chịu 35% trong tổng số 6 tỉ USD chi phí phát triển máy bay. Các chuyên gia phỏng đoán Sukhoi T-50 với khả năng bay siêu tốc cộng công nghệ tàng hình và các khí tài mới nhất như hệ thống radar AESA, sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-22 của không quân Mỹ.
“Đây sẽ là loại máy bay chủ lực hiện đại nhất trong biên chế không quân Nga và Ấn Độ” - Mikhail Pogosyan, giám đốc Công ty hàng không quốc doanh United Aircraft corp (UAC) của Nga, nói với RIA Novosti.
Tuy nhiên tổng tham mưu trưởng không quân Nga, tướng Alexander Zelin nói mẫu hoàn chỉnh của Sukhoi T-50 sẽ chỉ được bàn giao vào năm 2013 và máy bay sẽ không được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2014-2015.
Phóng to |
Máy bay MiG-35 của không quân Nga - Ảnh: Xinhua |
Phóng to |
F-15E của không lực Mỹ - Ảnh: Xinhua |
Phóng to |
Trực thăng quần thảo bầu trời - Ảnh: Xinhua |
Phóng to |
Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T2 - Ảnh: Xinhua |
Triển lãm hàng không MAKS lần thứ 10 diễn ra từ 16-8 đến 21-8 tại Nga dự kiến đạt kỷ lục về quy mô, trưng bày hơn 200 máy bay chiến đấu, trực thăng và nhiều phương tiện hàng không hiện đại khác. Triển lãm có sự góp mặt của gần 800 công ty đến từ 40 quốc gia trên thế giới, dự kiến đón 600.000 khách tham quan.
Năm nay các nhà tổ chức hi vọng tổng giá trị các hợp đồng mua bán trong khuôn khổ triển lãm sẽ đạt mức 3 tỉ USD.
Bên cạnh màn ra mắt những máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 của Nga như Sukhoi Su-35, triển lãm năm nay cũng cho trình làng nhiều loại máy bay chở khách với tính năng nổi bật. Hãng Boeing của Mỹ đem đến chiếc Boeing Dreamliner 787 với khả năng bay liên tục 15.000km chở theo 250-330 hành khách, trong khi nước chủ nhà giới thiệu “người khổng lồ” Antonov An-24 Ruslan - được xem là máy bay chở khách lớn nhất thế giới hiện nay.
Máy bay tàng hình là loại máy bay được chế tạo đặc biệt để có thể chống lại các loại radar và tên lửa tầm nhiệt của đối phương một cách hiệu quả hơn so với máy bay thông thường. Có nhiều loại công nghệ tàng hình, chẳng hạn sử dụng thiết kế đặc biệt hoặc sử dụng các loại chất liệu và sơn có khả năng hấp thụ radar tốt. Mỹ là nước đi đầu trong sản xuất máy bay tàng hình, với các loại máy bay F-117 và B-2 đóng vai trò nổi bật trong các cuộc xung đột như chiến dịch không kích Nam Tư hay chiến tranh vùng Vịnh. Máy bay tàng hình có ưu điểm là hiệu quả cao, chiến đấu bất ngờ, gây hoang mang cho địch. Tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm là chi phí sản xuất và bảo trì đắt đỏ (giá một chiếc B-2 của Mỹ là 1 tỉ USD), hạn chế số vũ khí mang theo cũng như khả năng không chiến thấp… (Theo Wikipedia) |
Hàn Quốc phát triển tên lửa chống hạm mới Quân đội Hàn Quốc sẽ hoàn tất một loại tên lửa chống hạm siêu âm có tính năng vượt trội trong vòng 3-4 năm tới, tờ Chosun Ilbo tiết lộ ngày 16-8. “Việc nghiên cứu loại tên lửa chống hạm siêu âm đã được tiến hành nhiều năm qua tại Cơ quan Phát triển quốc phòng (ADD) - Chosun Ilbo dẫn lời một quan chức Hàn Quốc giấu tên - Tên lửa này sẽ giúp đối phó với mối đe dọa từ những quốc gia khác ngoài CHDCND Triều Tiên”.
Quan chức trên đánh giá đối phương sẽ rất khó phát hiện và tiêu diệt loại tên lửa này. Tên lửa được mô phỏng theo tên lửa chống hạm Yakhont của Nga, sẽ có khả năng bay trên mặt nước với vận tốc gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh, với tầm bắn khoảng 300km. Tiết lộ trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi báo chí Hàn Quốc đưa tin hải quân nước này sẽ triển khai loại ngư lôi diệt tàu ngầm tự chế mang tên Hongsangeo (cá mập đỏ) trên các tàu khu trục Aegis hiện đại, bắt đầu từ cuối tháng 8. Theo Yonhap, Hongsangeo là một loại tên lửa chống tàu ngầm được bắn theo phương thẳng đứng nhằm tránh bị tàu ngầm đối phương phát hiện và tăng tầm bắn. Khi đến gần mục tiêu đã định, tên lửa sẽ thả ngư lôi Chungsangeo (cá mập xanh) xuống nước bằng dù để ngư lôi này tự tìm diệt mục tiêu. Chosun Ilbo cho biết thêm loại ngư lôi 820kg này là kết quả của một chương trình nghiên cứu trị giá 80 triệu USD. Dự kiến giá 2 triệu won/chiếc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận