25/08/2010 15:42 GMT+7

Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng

HIẾU TRUNG - XUÂN TÙNG (Theo CNN)
HIẾU TRUNG - XUÂN TÙNG (Theo CNN)

TTO - Hôm nay 25-8, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã đến CHDCND Triều Tiên để thương lượng việc trả tự do cho một công dân Mỹ đang bị giam giữ tại Bình Nhưỡng vì tội xâm nhập trái phép.

TTO - Hôm nay 25-8, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã đến CHDCND Triều Tiên để thương lượng việc trả tự do cho một công dân Mỹ đang bị giam giữ tại Bình Nhưỡng vì tội xâm nhập trái phép.

UXIQM7d2.jpgPhóng to
Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter và cố chủ tịch Kim Nhật Thành trong chuyến thăm CHDCND Triều Tiên năm 1994 - Ảnh: Japanfocus

Reuters cho biết theo hãng tin nhà nước KCNA, ông Carter và các thành viên phái đoàn Mỹ đã hạ cánh xuống Bình Nhưỡng và được Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Kim Kye-Gwan tiếp đón.

Theo Yonhap News, ông Carter và vợ đến CHDCND Triều Tiên trên một chiếc máy bay cá nhân, chứ không phải là một máy bay quân sự Mỹ.

Ông đến nhằm đàm phán việc trả tự do cho Aijalon Mahli Gomes, người Mỹ, bị CHDCND Triều Tiên kết án lao động khổ sai tại CHDCND Triều Tiên trong tám năm và bị phạt 700.000 USD do tội xâm nhập trái phép.

Tháng trước, truyền thông CHDCND Triều Tiên đưa tin Gomes đã cố tự sát do tuyệt vọng. Tháng 1-2010, Gomes đã vượt biên giới vào CHDCND Triều Tiên, mang theo một lá thư kêu gọi chủ tịch Kim Jong-Il từ chức.

Trước khi sang CHDCND Triều Tiên, Gomes là giáo viên tiếng Anh tại Seoul (Hàn Quốc) trong hai năm. Theo AP, Bình Nhưỡng đã đồng ý sẽ trả tự do cho Gomes nếu ông Carter đích thân đến đất nước này. Các quan chức Mỹ cho biết ông Carter sẽ ở Bình Nhưỡng một đêm, và sẽ quay về Mỹ cùng Gomes vào ngày mai.

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh ông Carter không đại diện chính phủ Mỹ, mà đi theo tư cách cá nhân, tương tự như vụ cựu tổng thống Bill Clinton đến CHDCND Triều Tiên mùa hè năm ngoái để thương lượng việc trả tự do cho hai nhà báo Mỹ.

AP cho biết ở Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về chuyến đi của ông Carter.

Trước đó, chính quyền Mỹ từng kêu gọi Bình Nhưỡng trả tự do cho Gomes vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, do căng thẳng quanh vụ nổ tàu chiến Hàn Quốc Cheonan hồi tháng ba, Bình Nhưỡng đã bác bỏ việc trả tự do cho Gomes.

“Giải cứu” chỉ là chuyện phụ?

Hướng giải quyết vụ việc lần này của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter sẽ tương tự như cách ông đã làm trong chuyến đi tới Bình Nhưỡng năm 1994, CNN nhận định.

Năm 1994, trước khi lên đường đến Bình Nhưỡng gặp chủ tịch CHDCND Triều Tiên lúc đó là Kim Il Sung để bàn hướng giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân vào thời điểm đó, ông Carter đã có buổi nói chuyện với các nhân viên ngoại giao đi tháp tùng. “Các bạn vẫn chưa nói cho tôi biết Kim Nhật Thành muốn gì”, Carter nói, “Cái mà ông ta muốn là sự tôn trọng. Tôi sẽ gửi đến ông ta điều đó”.

Các nhân vật hiểu biết về chuyến đi lần này của cựu tổng thống Carter nhằm giải cứu công dân Mỹ Mahli Gomes nói rằng ông Carter sẽ sử dụng cách tiếp cận tương tự đối với Chủ tịch Kim Jong Il - con trai của ông Kim Il Sung. Ông Carter sẽ dành cho nhà lãnh đạo Triều Tiên sự tôn trọng và sẽ hướng đến một biện pháp giữ thể diện nhất để giải cứu Gomes.

Cũng giống như chuyến đi năm ngoái của cựu tổng thống Clinton nhằm trả tự do cho hai phóng viên Mỹ Laura Ling và Euna Less, thật ra mọi thỏa thuận đã xong xuôi từ trước khi ông Carter lên máy bay. Bình Nhưỡng trên thực tế đã mong đợi chuyến đi này từ lâu.

Cựu tổng thống Jimmy Carter đến CHDCND Triều Tiên "giải cứu" tù nhânTriều Tiên phạt một công dân Mỹ 8 năm khổ sai Triều Tiên dọa mạnh tay hơn với công dân Mỹ bị bắt

Giáo sư Han Park thuộc đại học Giorgia, người đã dàn xếp chuyến đi năm 1994 của ông Carter, cho rằng khả năng diễn ra các cuộc đàm phán về những vấn đề lớn hơn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Giáo sư Park nhận định việc thương thuyết để thả Gomes chỉ là lý do phụ, mục tiêu chính của chuyến đi là nối lại đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. “Việc thả người không phải là mục đích của họ. Cái chính là mở ra những kênh đàm phán mới khi các ngả chính thống đã rơi vào bế tắc”.

CNN nhận định CHDCND Triều Tiên đang tìm cách để được lợi nhiều nhất từ việc thả người, và ông Carter là một nhà chính trị mà họ có thể tin cậy được. Năm ngoái Bình Nhưỡng đã từ chối nhiều đoàn ngoại giao cấp thấp hơn trước khi đồng ý gặp cựu tổng thống Clinton, người đã ra về cùng hai phóng viên Mỹ chỉ sau ba giờ ăn tối với Chủ tịch Kim.

Hiện tại thì chính quyền Obama tuyên bố chuyến đi hoàn toàn chỉ vì lý do nhân đạo và không muốn liên hệ với các vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên GS Park nói rằng ông đánh giá cao chuyến đi của cựu tổng thống Carter, diễn ra vào thời điểm liên tiếp những căng thẳng nổ ra giữa 2 miền Nam Bắc xung quanh vấn đề hạt nhân, vụ Tàu Cheonan và các cuộc tập trận Mỹ-Hàn.

Năm 1994, tổng thống Carter cũng đã tháo ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng hạt nhân vào thời điểm đó, và GS Park hi vọng điều tương tự sẽ xảy ra. “Tôi nghĩ cựu tổng thống Carter đang rất chú ý đến việc làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên” - GS Park kết luận.

HIẾU TRUNG - XUÂN TÙNG (Theo CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên