08/08/2013 15:19 GMT+7

Rớt đại học: không đứng dậy sẽ chẳng biết phía trước có gì

HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM)
HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM)

TTO - Khi điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đã được công bố thì cũng là lúc không ít thí sinh phải đối diện với sự thật không còn cơ hội đến với giảng đường trong năm nay khi điểm thi dưới điểm sàn.

Không dễ gì cho các thí sinh và phụ huynh khi đối diện với "cú sốc" này. Song, nếu cứ giam mình mãi trong nỗi tự ti, mặc cảm, âu lo thì liệu có thể nhìn thấy gì ở ngày mai?

Tuổi Trẻ Online giới thiệu câu chuyện của bạn Huỳnh Lưu Đức Toàn - giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM - người từng trải qua cú sốc không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường đại học mơ ước. Mời các bạn đọc - đặc biệt là các thí sinh, phụ huynh - cùng theo dõi và chia sẻ câu chuyện, góc nhìn của riêng bạn.

Thành công không đến từ giảng đườngRớt đại học: cuộc sống còn mãi ngoài kiaKhi giảng đường trở nên xa vời

9GrQDeYU.jpgPhóng to
Các phụ huynh đợi con làm bài thi trong mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013. Điểm sàn tuyển sinh ĐH - CĐ 2013 đã được công bố cũng là lúc niềm vui - hoặc nỗi buồn đến với những bậc cha mẹ này - Ảnh: Minh Đức
Clip "Trượt đại học - đời còn nhiều đường" thuộc dự án "Tháo gỡ chuyện khó đỡ" do thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phụ trách - đang thu hút cư dân mạng - Nguồn: YouTuibe
Clip '"Tôi... rớt đại học" đang thu hút nhiều chú ý trên cộng đồng mạng. Clip như lời động viên những ai rớt đại học rằng hãy đứng lên vượt qua cú sốc này vì sẽ có nhiều cánh cửa đang chờ bạn - Nguồn: YouTube

Tôi từng rớt đại học. Sự thật ấy càng khủng khiếp hơn khi tôi từng là một thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, là lớp trưởng, là học sinh trường chuyên của tỉnh Khánh Hòa... Nhưng chính trải nghiệm thi rớt ấy đã cho tôi một cú hích đầu đời.

Chuyện là trong mùa thi năm 2008, tôi trượt ĐH Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM khi thiếu 0.5 điểm. Mang theo trong mình kỳ vọng từ mẹ là một nhà giáo chấp nhận nuôi con một mình, tôi chợt thấy mình thật có lỗi. Nhất là ngày công bố điểm chuẩn lại trong tháng Vu Lan, tháng báo hiếu.

Tôi chợt thấy mình vô dụng và lạc lõng giữa khi nhớ lại hình ảnh mẹ xách tất cả đồ đạc lên TP.HCM để lo cho tôi có thể thi tốt nhất. Tôi chợt thấy mình quay lưng với những bữa cơm mẹ nấu trong hành lang khách sạn để tôi không ăn ngoài đường mà đau bụng. Tôi thấy mọi thứ là chấm hết.

Tôi chợt nhận ra, khi mình thi rớt, mất đi cơ hội nhưng tôi được nhiều hơn. Tôi lao vào kiếm nguyện vọng 2 và tỉ lệ chọi. Rồi tôi nhận cùng lúc 2 giấy báo nhập học: Đại học Kiến trúc TP.HCM (khoa Xây dựng) và Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM (hệ ngoài ngân sách). Tôi quyết định chọn Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM - ngôi trường tôi yêu thích.

Tôi quyết định lăn ra giữa đất Sài Gòn mà kiếm tiền đi học. Hầu hết các khoản tiền học phí của tôi đều do tôi bươn chải làm thêm đủ các việc: từ phục vụ quán ăn, đạp xe đạp hơn cả 1 tiếng để đi giao hàng, thậm chí dịch thuật đủ kiểu, cộng tác cho nhiều tờ báo... Tôi còn tham gia những hoạt động tình nguyện để có vốn sống ngoài cuộc đời.

Mẹ rất mong tôi học ra trường với tấm bằng khá là vui rồi nhưng tôi còn muốn nhiều hơn thế. Đó là lý do cả gần 10 tiếng ở ngoài đường chạy rong ruổi nhưng đến đêm về tôi đã chong đèn học đến sáng với hầu như mỗi ngày chỉ ngủ 3 tiếng.

Tôi từng đọc về sách của Thủ tướng Lý Quang Diệu, trong đó có dòng: “Xuất phát điểm thấp thường đi đôi với tăng trưởng thần kỳ”. Đó là điều khiến tôi tin vào cuộc sống. Tôi tích lũy mọi thứ mình có để học hành, trải nghiệm, thậm chí dám sống vì những thứ mà người khác có thể cho là liều lĩnh.

Năm 2012, tôi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM với tấm bằng loại giỏi và những giấy chứng nhận tham gia nhiều hoạt động. Tôi được nhận vào làm việc ở hai công ty kiểm toán quốc tế nhưng vẫn nộp đơn thi tuyển giảng viên vì mong muốn chia sẻ cuộc sống, những cú sốc đầu đời và cơ hội cho bạn trẻ. Hiện nay, tôi là giảng viên tập sự ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Khi nhìn lại “cú rớt” đại học đầu đời cách đây 5 năm, tôi thấy mình có nhiều hơn là mất. Tôi có một bài học về sự vấp ngã và cách đối mặt với khủng hoảng cuộc đời. Đó là không có điều gì dập tắt được ước mơ và cách bạn dám bước đi tiếp khi vấp ngã. Tôi vẫn nghĩ mình thi rớt để được học một bài học với cái giá không hề cao chút nào. Khi rớt đại học, có lẽ bạn sẽ "khó thở" ở những ngày đầu. Nhưng tôi biết được rằng, con người sống cả đời không thể mãi chỉ ám ảnh một kỳ thi. Và tôi dám tự tin nói rằng: “Tôi cũng từng thi rớt đại học!”.

Có lẽ chúng ta sẽ chẳng biết phía trước có gì nếu ta không dám đứng dậy sau cú ngã đầu đời!

Cư dân mạng "nóng" với clip "Trượt đại học - đời còn nhiều đường"

Trượt đại học không phải là cùng đường mà ta phải đi bằng con đường khác" - đó là thông điệp clip "Trượt đại học - đời còn nhiều đường" - thuộc dự án "Tháo gỡ chuyện khó đỡ" do thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phụ trách.

uBGX01Zv.jpg
Nỗi đau, sự khủng hoảng khi rớt đại học của bạn trẻ được khắc họa trong clip Trượt đại học - đời còn nhiều đường - Ảnh: chụp từ clip

Clip dài gần 14 phút, là cậu chuyện của một bạn nam thi rớt đại học, mang cảm giác "tội đồ" với người thân, rơi vào khủng hoảng khi phải đối diện với không khí nặng trịch trong gia đình đến mức chỉ muốn biến mất...

Người anh đã kịp có mặt thời để động viên em trai: "Đại học như một cây cầu. Không có cây cầu này thì còn nhiều cây cầu khác. Không có cầu thì mình đi thuyền. Không thuyền, mình dùng phao bơi".

Câu chuyện "làm liều" khi rớt đại học được thể hiện trong clip qua chi tiết một bạn trẻ định nhảy cầu vì cảm thấy "đã mất hết tất cả rồi". Lời khuyên: "Khi tất cả đã mất thì tương lai vẫn còn. Muốn không bị người khác khinh thường, phải hành động sao cho người ta thấy em thi rớt đại học mà vẫn có thể thành công".

Clip cũng đưa ra một số lời khuyên cho các thí sinh trượt như tìm kiếm thông tin phù hợp để nộp hồ sơ nguyện vọng 2, chọn cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề, lập nghiệp...

Clip đang nhận được nhiều phản hồi từ cư dân mạng. Một thành viên viết: "Em thi trượt rồi. Em nghĩ tất nhiên em sẽ không với tới được học viện nhưng mong vào trung cấp. Nếu không được em sẽ đi ôn 1 năm và năm sau thi tiếp. Sẽ không bao giờ có ý định bỏ cuộc đâu. Mong thầy sẽ cho bọn em nhiều lời khuyên bổ ích nữa".

Bạn có từng thi rớt đại học? Bạn và gia đình đã đối diện với sự thật ấy như thế nào? Bạn đã chọn lối đi nào cho mình trong hành trình học vấn sau lần thi cử chưa thành công ấy?

Mời bạn đọc chia sẻ những ý kiến, trải nghiệm của riêng bạn với chủ đề này. Bài viết gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.com.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt, có đầy đủ thông tin tác giả).

HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u0111i\u1ec3m s\u00e0n tuy\u1ec3n sinh \u0110H, C\u0110 2013 \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c c\u00f4ng b\u1ed1 th\u00ec c\u0169ng l\u00e0 l\u00fac kh\u00f4ng \u00edt th\u00ed sinh ph\u1ea3i \u0111\u1ed1i di\u1ec7n v\u1edbi s\u1ef1 th\u1eadt kh\u00f4ng c\u00f2n c\u01a1 h\u1ed9i \u0111\u1ebfn v\u1edbi gi\u1ea3ng \u0111\u01b0\u1eddng trong n\u0103m nay khi \u0111i\u1ec3m thi d\u01b0\u1edbi \u0111i\u1ec3m s\u00e0n." />