07/08/2013 07:00 GMT+7

Khi giảng đường trở nên xa vời

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TT - Sau ngày 8-8 (thời điểm Bộ GD-ĐT dự kiến công bố điểm sàn và các trường theo đó ra điểm chuẩn), hàng trăm ngàn sĩ tử vừa tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH sẽ chính thức biết được kết quả cuối cùng sau 12 năm đèn sách.

02ujMW3S.jpgPhóng to
Chỉ mới xuất hiện trên YouTube ngày 4-8 nhưng clip “Tôi... rớt đại học” (ở link: http://www.YouTube.com/watch?v = i1Be4FQM7XM) với thông điệp “Bạn là người duy nhất quyết định cuộc đời chính mình” của một 9X đang gây sốt cộng đồng mạng và nhận được nhiều sự đồng cảm, chia sẻ với gần 40.000 lượt xem. Thông điệp ở hình cuối là khi đứng lên vượt qua cú sốc “rớt đại học”, sẽ có nhiều cánh cửa chờ bạn - Ảnh: chụp lại từ Internet
PfMGNvPo.jpgPhóng to
Chỉ mới xuất hiện trên YouTube ngày 4-8 nhưng clip “Tôi... rớt đại học” (ở link: http://www.YouTube.com/watch?v = i1Be4FQM7XM) với thông điệp “Bạn là người duy nhất quyết định cuộc đời chính mình” của một 9X đang gây sốt cộng đồng mạng và nhận được nhiều sự đồng cảm, chia sẻ với gần 40.000 lượt xem. Thông điệp ở hình cuối là khi đứng lên vượt qua cú sốc “rớt đại học”, sẽ có nhiều cánh cửa chờ bạn - Ảnh: chụp lại từ Internet
EK9pqMnu.jpgPhóng to
Chỉ mới xuất hiện trên YouTube ngày 4-8 nhưng clip “Tôi... rớt đại học” (ở link: http://www.YouTube.com/watch?v = i1Be4FQM7XM) với thông điệp “Bạn là người duy nhất quyết định cuộc đời chính mình” của một 9X đang gây sốt cộng đồng mạng và nhận được nhiều sự đồng cảm, chia sẻ với gần 40.000 lượt xem. Thông điệp ở hình cuối là khi đứng lên vượt qua cú sốc “rớt đại học”, sẽ có nhiều cánh cửa chờ bạn - Ảnh: chụp lại từ Internet

Bên cạnh những nụ cười rạng ngời, có một bộ phận bạn trẻ ngậm ngùi, thất vọng và thậm chí làm những điều dại khờ khi biết phải tạm khép lại ước mơ được bước vào giảng đường ĐH.

Chán ghét mọi thứ

“Tôi là kẻ bất tài”, “Mình là đứa bất hiếu”... là những câu nói luôn ám ảnh N.Hiếu (cựu HS một trường chuyên tại TP.HCM) suốt thời gian qua. N.Hiếu hoảng hốt trước tiếng chuông điện thoại lẫn tiếng xe máy dừng trước cửa nhà hoặc âm thanh báo... tin nhắn điện thoại. “Mọi người ai cũng tin chắc tôi sẽ thi đậu vào ĐH Y dược vì kết quả học trong năm luôn hàng top, lại là HS lớp chọn. Bạn bè cùng lớp cấp III ai cũng có điểm thi rất cao, vậy mà tôi...”, N.Hiếu bỏ lửng câu nói khi đang chia sẻ về việc luôn đóng chặt cửa phòng, khóa Facebook từ lúc biết điểm thi ĐH.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Viện KHXH VN) vẫn nhớ hoài câu chuyện về lần tham vấn cho một bạn trẻ thi rớt ĐH tám năm trước. “An là học sinh giỏi suốt thời phổ thông nên nhận được sự kỳ vọng lớn từ mọi người, An cũng rất tự tin khi bước vào kỳ thi. Rớt ĐH, An suy sụp trước sự thất vọng của người thân và chính bản thân...”, ông nhớ lại. An sau đó thu mình lại, trở nên yếu đuối và chấp nhận một cuộc sống an phận dù năng lực, sức trẻ vẫn còn đầy. Theo ông Hồng Quân, việc thi rớt ĐH thường khiến người trẻ trở nên tự ti do họ phải gánh chịu áp lực từ cả bên ngoài lẫn nội tâm.

Ngược lại với hai trường hợp trên, là học sinh một trường điểm của TP nhưng sức học của Q.Hải (18 tuổi, Q.BT) chỉ ở mức trung bình. “Gia đình nói tôi thi vào ngành nào cũng được, miễn phải là hệ ĐH cho bằng anh chị, bạn bè. Nhiều người nói đề thi ĐH năm nay dễ nhưng vẫn quá sức với tôi. Từ lúc tôi thi xong tới giờ, không khí gia đình hệt như đang có đám rất nặng nề... nên tôi thường rời nhà từ sáng đến tối mịt và chán ghét mọi thứ”, Q.Hải nói giọng buồn tênh. Rất muốn vào học hệ cao đẳng hoặc một trường nghề nhưng Q.Hải không biết mở miệng như thế nào với cả nhà.

Tra trên Facebook hoặc gõ từ khóa “rớt đại học” trên Google có gần 3 triệu kết quả được trả về, trong đó là rất nhiều nỗi niềm, hành động tương tự các nhân vật trên.

Nhiều hệ lụy

Từng học tập và làm việc tại nhiều quốc gia, ThS xã hội ứng dụng Nguyễn Diệp Quý Vy (giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho biết: “Tầm quan trọng của tấm bằng ĐH là điều không ai có thể phủ nhận”. Theo ThS Vy, không chỉ ở VN mà tại Nhật Bản, Úc... có bằng ĐH vẫn là một điểm cộng khi đi xin việc.

Tuy nhiên, ThS Vy cho rằng việc tạo áp lực để người trẻ vào ĐH bằng mọi giá, bất chấp năng lực, điều kiện tài chính, sở thích cá nhân... là một vấn đề khác. “Bên cạnh hậu quả trước mắt là khiến nhiều bạn bỏ nhà đi bụi, bị tâm thần hoặc tự tử do quá căng thẳng hay thất vọng khi rớt ĐH, không đáp ứng được mong đợi của bản thân, gia đình... như báo chí lâu nay đề cập, thì về lâu dài chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ không thể, không dám sống thật và đúng với năng lực, đam mê. Từ đó đưa đến việc lãng phí chất xám, thui chột khả năng sáng tạo, triệt tiêu lý tưởng sống và sự nhìn nhận sai lệch về các giá trị sống trong xã hội”, ThS Vy phân tích.

Điều đáng lo ngại hơn, theo ThS Vy, ở VN vẫn còn rất nhiều người có quan điểm “thi rớt = thất bại” và là điều đáng xấu hổ không chỉ với người trẻ mà với cả gia đình. Kiểu tư duy đề cao danh vọng này ăn sâu, bám rễ qua nhiều thế hệ và trở thành nỗi ám ảnh người trẻ khiến họ mất phương hướng, mất niềm vui sống.

ThS tâm lý Đào Lê Hòa An (PGĐ Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt) cho rằng việc quá đề cao giá trị tấm bằng ĐH để từ đó xem nhẹ người thi rớt, phủ nhận năng lực thật sự của mỗi cá nhân... là điều nguy hiểm bởi: “Điều này dễ khiến người trẻ ảo tưởng, nghĩ rằng có bằng ĐH là đã có tất cả, và chỉ biết sống vì danh ảo chứ không vì đam mê thật”. Theo ThS Hòa An, việc học và làm những điều mà bản thân không yêu thích sớm muộn cũng khiến người trẻ mất động cơ phấn đấu, tinh thần bị ức chế và năng suất học tập, làm việc bị giảm sút.

Đồng quan điểm, ông Hồng Quân cho rằng xã hội sẽ khó có những bước tiến đáng kể nếu người trẻ thay vì được sống với đam mê thật, học kiến thức phù hợp khả năng... thì phải vắt kiệt sức để làm những điều nhằm thỏa mãn người khác hơn là vì bản thân. “Sống vì người khác là một lẽ đúng, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta quên đi chính mình. Mỗi bạn trẻ cần xác định hướng đi phù hợp nhất cho bản thân và dám sống, dám đấu tranh cho đam mê đó, vì đây là tiền đề quan trọng dẫn đến thành công sau này”, ông cho biết.

“Tôi không cho rằng tất cả những gì của phương Tây là hoàn hảo, nhưng chí ít trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt tư duy giáo dục, tôi tin họ đã đi trước ta quãng đường dài. Ở đó cá nhân tự lựa chọn cũng như chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình, tất nhiên vẫn được định hướng thêm từ xã hội nhưng quyền tự quyết nằm trong tay họ... nên việc thi rớt ĐH, thất bại trong việc học của một cá nhân không phải là điều quá ghê gớm...”, ThS Quý Vy đúc kết.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên