* Tổ chức: báo Tuổi Trẻ - Tỉnh đoàn - Sở GD-ĐT Quảng Ngãi* Tài trợ: Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt & Công ty CP ôtô Đô Thành
Phóng to |
Trần Thanh Điểu phụ mẹ chẻ củi, nấu ăn sau giờ học - Ảnh: V.M. |
260 học trò Quảng Ngãi nhận học bổng “Ngăn dòng bỏ học” lần này đều có hoàn cảnh ngặt nghèo, đứng trước nguy cơ phải bỏ học. Chuyện bám trường, bám lớp của các em là những câu chuyện vượt khó đầy xúc cảm...
Học để bớt khổ
260 suất học bổng tiếp sức bám trường, bám lớp 8g hôm nay 7-3, tại hội trường T50 TP Quảng Ngãi, báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tuyên dương và trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học” năm 2012 cho 260 học sinh các trường THCS, THPT của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nhưng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập, đạt kết quả học lực khá, giỏi. Mỗi suất học bổng dành cho học sinh THCS trị giá 1,8 triệu đồng, học sinh THPT trị giá 2,7 triệu đồng (trang trải cho chín tháng của năm học 2012-2013) và quà của báo Tuổi Trẻ. Tổng trị giá 260 suất học bổng là 540 triệu đồng do Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty CP ôtô Đô Thành tài trợ. V.HÙNG |
“Bạn bè, bà con hàng xóm an ủi, động viên và khuyên em đi học tiếp. Em nghĩ mẹ mình đã cực khổ nuôi anh em ăn học nên em phải quyết tâm học để thoát nghèo, để mẹ vui lòng. Chỉ có học mới có cuộc sống tốt đẹp hơn” - Điểu khẳng định. Điểu dự định năm nay sẽ dự thi vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Cũng ngay trên vùng biển nghèo Nghĩa An, Đỗ Trần Hồng Trình, học sinh lớp 12A3 Trường THPT số 1 Tư Nghĩa, có gia cảnh nghèo khó nhưng rất ham học. Mỗi ngày Trình phải đạp xe gần cả giờ từ nhà đến trường. Ba năm trước, cha Trình bị tai nạn giao thông rồi trở thành người không bình thường.
Bà Chút - mẹ Trình - một tay cáng đáng lo cho gia đình vốn đã nghèo nay lại chất chồng cái khó. Ngày ngày Trình đến trường trong nỗi phập phồng vì sợ ba mẹ không đủ sức lo cho cả ba anh em ăn học.
“Em muốn theo nghề giáo viên. Trước mắt em sẽ cố gắng học và kiếm việc làm. Ba mẹ hi sinh cho mình học thì mình phải nỗ lực gấp bội”, Trình bộc bạch.
Em sẽ là công an
Mơ ước ấy luôn cháy bỏng trong lòng nữ sinh Đồng Thị Thùy Vân, học sinh lớp 8C Trường THCS Nghĩa Dõng, Quảng Ngãi. Vân hồn nhiên nói: “Cực mấy em cũng cố gắng đi học để sau này trở thành công an”. “Vân là đứa học trò ham học nhất trong làng. Năm học nào cô bé cũng được nhận phần thưởng của nhà trường” - chị hàng xóm cho biết.
Gia đình Vân rất nghèo. Nhà có ba anh em. Mẹ làm nông, bố mất từ khi Vân lên 4 tuổi sau cơn bạo bệnh. Mẹ Vân, bà Bùi Thị Tâm, đã phải cày thuê, cuốc mướn nuôi con ăn học. “Nhà khổ quá. Nhiều lúc muốn cho con nghỉ học vì nuôi không nổi, nhưng thấy cháu Vân ham học nên cũng cố lo. Vui là Vân ngoan hiền, ham chữ” - bà Tâm nói.
Sau mỗi buổi học, Vân lại tất tả từ trường chạy về nhà lo chuyện cơm nước, rồi ra đồng cắt cỏ, cuốc đất, tỉa ngô, trồng lúa như một lao động chính trong gia đình. Nhiều năm liền, điều mong mỏi duy nhất của cô bé này là có chiếc xe đạp để đến trường, nhưng đến nay vẫn chỉ là mong ước...
Nhịn đói đến trường Nhiều thầy cô giáo Trường THCS Phổ Ninh, huyện Đức Phổ khâm phục nghị lực của cậu học sinh Lê Thanh Truyền (15 tuổi), lớp 9B. Ông Lê Thanh Tùng - cha Truyền (84 tuổi) - bị liệt từ bảy năm nay, còn mẹ bỏ đi khi Truyền vừa tròn tuổi, đứa em Truyền mới sinh. Gánh nặng mưu sinh, chăm sóc thuốc thang cho cha, cho đứa em kế hay đau ốm dồn cả lên đôi vai Truyền. Nhà có hơn một sào ruộng, thế là Truyền buổi đi học, buổi làm đồng. Gặp mùa vụ vào năm học thì Truyền xin nghỉ, thầy cô thương nên chẳng la mắng, lại còn đến cày cấy giúp. Nhưng chăm lắm cũng chẳng đủ ăn, Truyền trồng thêm khoai lang, bắp để độn cơm. Lúc rỗi Truyền lại đạp xe gần 10km vào rừng nhặt củi mang xuống chợ huyện bán lấy tiền đong gạo. Truyền còn xin phụ bán hàng tại một hiệu sách ở thị trấn Đức Phổ vào buổi trưa và tối. Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung - phó bí thư chi bộ nhà trường - kể về Truyền mà mắt rơm rớm: “Đầu năm 2011, trong giờ học, do đói bụng quá Truyền bị ngất. Bạn bè, thầy cô xúm lại đưa em đi cấp cứu, truyền dịch”. Thương gia cảnh em, các giáo viên tổ chức quyên góp, cử người mua thực phẩm mang đến tận nhà Truyền. Thỉnh thoảng, giáo viên còn gom nhặt phế liệu, bó lại để em mang đi bán ve chai cải thiện bữa ăn... Dù vậy, cái nghèo khó không làm nhụt chí cậu học sinh nghèo. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thanh - chủ nhiệm lớp 9B, cho biết cả chín năm học Truyền đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi của trường. Truyền vừa đoạt giải 3 môn sinh học kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và được tuyển chọn tham dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh sắp đến. TRÀ GIANG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận