Chiều đại lý, thiệt người tiêu dùngTràn lan gas giả
Phóng to |
PC46 Công an tỉnh Long An kiểm tra cơ sở sang chiết gas trái phép Hoàng Linh đêm 24-2 - Ảnh: Lê Sơn |
Cơ quan quản lý giám sát lỏng lẻo, điều luật còn kẽ hở, doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, hám lợi là những nguyên nhân khiến thị trường gas bát nháo, mất kiểm soát.
Phạt thì cứ phạt...
"Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh gas cũng chưa có trách nhiệm kiểm soát đầu vào và đầu ra lượng gas cung cấp cho đơn vị mình thuê chiết nạp. Đáng lý khi phát hiện những trạm chiết này có hành vi sang chiết trái phép bình gas đơn vị khác thì doanh nghiệp phải ngưng cung cấp gas bồn cũng như cắt hợp đồng thuê đơn vị này chiết nạp" Bà Lê Thị Anh Mẫn (phó chủ tịch Hiệp hội Gas VN) |
Điều đáng nói là cũng tại cơ sở sang chiết gas này, ngày 16-2, UBND tỉnh Long An đã có quyết định xử phạt hành chính 105 triệu đồng với hàng loạt vi phạm trong việc sang chiết, kinh doanh gas trái phép!
Ông Nguyễn Văn Châu, phó trưởng phòng PC46 Công an tỉnh Long An, cho biết cơ sở trên chỉ có chức năng sang chiết gas cho hai thương hiệu MT gas và Vinashin gas nhưng ngang nhiên sang chiết trái phép vào hàng loạt bình gas của các hãng gas khác không có trong hợp đồng. Do bị chiếm dụng trái phép, lưu thông trôi nổi, những bình gas này không hề được kiểm tra chất lượng nên sẽ rất nguy hiểm khi đến tay người sử dụng.
Cũng tại Long An, Công an huyện Cần Đước vừa kiểm tra xe tải của doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Rạch Kiến và tạm giữ hơn 100 bình gas có dấu hiệu vi phạm. Ngày 20-2, đại diện các hãng gas: Saigon Petro, Elf gas, Petrolimex gas đã xác nhận những bình gas bị tạm giữ đều bị chiếm dụng và sang chiết trái phép. Toàn bộ niêm màng co, tem chống hàng giả dán trên sản phẩm đều là giả.
Ngày càng tinh vi
Các chuyên gia trong ngành gas khẳng định việc các trạm (cơ sở) sang chiết lậu, không phép chính là nguyên nhân gây ra sự bát nháo trên thị trường gas cũng như hàng loạt vụ tai nạn xảy ra trong thời gian gần đây. Trong đó, tình trạng gas lừa trở nên đáng báo động.
Những chiêu lừa ngày càng tinh vi hơn, thậm chí “tàn nhẫn” để móc túi người tiêu dùng. Mới đây, khi hết gas bà M.T. (Thủ Đức) đã gọi điện kêu gas từ một tờ rơi. Khi nhân viên mang gas đến, ngay sau khi tìm hiểu sơ anh này đã phán: gas của chủ nhà “có vấn đề” và yêu cầu chủ nhà lấy dụng cụ để sửa giúp. Lợi dụng lúc chủ nhà sơ ý, anh ta nhanh chóng dùng đinh nhọn chọc thủng dây gas. “Cậu nhân viên này bật hộp quẹt để cho tôi thấy dây gas bị rò rỉ và yêu cầu thay dây gas với giá gần 400.000 đồng. Thấy tôi không đồng ý, anh ta hậm hực bỏ đi và bảo tôi nếu không thay thì cứ xài bình thường không sao cả! Hôm sau tôi đem cân lại bình gas thấy thiếu gần 7kg” - bà M.T. bức xúc.
Không chỉ xảy ra ở Thủ Đức, tại các khu vực vùng ven khác như Q.12, H.Bình Chánh... thủ đoạn gas lừa cũng diễn ra tương tự. Đặc biệt trong tình hình giá gas tăng cao, các đối tượng gas lừa bung ra làm ăn kiếm lời bất chính 200.000-300.000 đồng/bình bất chấp hậu quả.
Quản lý lỏng lẻo
Theo nghị định 107 về kinh doanh khí dầu hóa lỏng, các đơn vị muốn chiết nạp gas chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về giấy phép kinh doanh cũng như các tiêu chuẩn về kho bãi, kỹ thuật... mà không hề có những ràng buộc về các hợp đồng chiết nạp gas. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chiết nạp có hiệu lực trong 5 năm nhưng không yêu cầu đơn vị chiết nạp phải có lượng vỏ bình của mình hoặc hợp đồng chiết nạp thuê với thời gian tương ứng. Theo các chuyên gia trong ngành gas, với số vốn đầu tư khoảng 3-4 tỉ đồng/ trạm chiết, nếu không có đủ lượng hàng để họ sang chiết thì việc họ tổ chức sang chiết lậu gas của các thương hiệu khác là điều khó tránh khỏi. Việc một số trạm chiết ký hợp đồng kinh doanh gas (sang chiết) với các hãng gas chỉ để hợp thức hóa, nguồn thu chính vẫn từ việc sang chiết lậu đã và đang xảy ra.
Tại thời điểm kiểm tra trạm chiết Hoàng Linh, chúng tôi thấy có hai xe bồn của Petrolimex gas và Đông Dương Petroleum chở gas bồn cung cấp cho trạm chiết. Tuy nhiên, ông Hoàng Anh - tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Petrolimex Sài Gòn - khẳng định đơn vị không hề có bất cứ hợp đồng cung cấp nào với trạm chiết này cũng như không có xe bồn biển số như trên.
Bà Lê Thị Anh Mẫn, phó chủ tịch Hiệp hội Gas VN, cho biết tình trạng trạm chiết nạp thuê có hợp đồng với một doanh nghiệp nhưng tổ chức chiết nạp lậu cho hàng loạt thương hiệu gas khác còn khá phổ biến và rất khó kiểm soát. Khi sang chiết lậu, chất lượng, trọng lượng gas hoàn toàn không thể nào kiểm tra được. Tuy nhiên, hiện nay một số tỉnh vẫn còn thờ ơ trong việc kiểm tra trạm chiết.
Sang chiết ở tỉnh, đưa vào thành phố Một đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết mặc dù thành phố là thị trường tiêu thụ gas chủ yếu nhưng hiện nay việc sang chiết gas lậu tập trung ở nhiều tỉnh giáp ranh TP.HCM. Những vi phạm về kinh doanh gas lậu trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung ở các đại lý kinh doanh gas, xe vận tải gas. Kiểm tra, bắt giữ những đối tượng này chỉ giải quyết phần ngọn trong khi đó cốt lõi vấn đề là phát hiện, xử lý trạm chiết. Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề cần có sự phối hợp giữa các tỉnh, đặc biệt là tỉnh có các trạm chiết gas. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận