26/05/2014 11:29 GMT+7

Xăng dầu: sẽ cạnh tranh mạnh

CẦM VĂN KÌNH thực hiện
CẦM VĂN KÌNH thực hiện

TT - Bộ Công thương vừa trình Chính phủ nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, một trong những nội dung khiến dư luận băn khoăn là chuyển quyền điều hành giá từ Bộ Tài chính sang Bộ Công thương.

Petrolimex lãi... ngàn tỉ Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục giữ nguyên giá bán xăng dầuPetrolimex lãi 849 tỉ đồng từ kinh doanh xăng dầu

mWhYzcIY.jpg
Sắp tới, doanh nghiệp xăng dầu nào có chi phí thấp, giá bán thấp... sẽ thu hút được nhiều đại lý - Ảnh:Thuận Thắng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Thế Ruệ - chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu, nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại - phân tích:

- Thật ra trước đây, Bộ Công thương vẫn chủ trì việc điều hành giá xăng dầu. Chỉ từ khi nghị định 84/2009 ra đời, Bộ Tài chính mới chủ trì. Nay trả lại quyền chủ trì cho Bộ Công thương thì đó không phải là nhiệm vụ hoàn toàn mới. Việc chuyển này, theo tôi, vào thời điểm hiện nay là phù hợp. Nó không phải do lợi ích cục bộ hay nhóm, mà là vì cơ chế thị trường.

qqWTZdw8.jpgPhóng to

Ông Phan Thế Ruệ

"Điều hành xăng dầu thời gian tới, theo tôi, không thể tránh được quy luật thị trường, giá sẽ phải sát thị trường. Nhưng bù lại phải thực thi đúng quy định về công khai, minh bạch"

Ông Phan Thế Ruệ

* Là người từng trực tiếp điều hành giá xăng dầu, theo ông, việc chuyển sẽ có lợi gì? Nhiều ý kiến cho rằng Bộ Công thương đang quản doanh nghiệp xăng dầu, giờ lại quyết giá, dễ hình thành nhóm lợi ích?

- Chuyển quyền điều hành giá sang Bộ Công thương, theo tôi, cơ chế điều hành sẽ mềm mại và nhanh hơn. Những phản ảnh trong quá trình kinh doanh sẽ được ghi nhận nhanh hơn vì Bộ Công thương trực tiếp điều hành việc lưu thông, phân phối. Phải nói thật, thời gian qua nhiều văn bản điều hành của Bộ Tài chính chưa sát với thực tiễn, doanh nghiệp rất khó khăn, người tiêu dùng rất khó hiểu. Ví dụ điều hành quỹ bình ổn rồi can thiệp quá sâu như quy định chi phí định mức, trong đó có hoa hồng. Mức hiện nay là 860 đồng/lít, trong đó hoa hồng cho đại lý khoảng 430 đồng/lít. Nó rất cứng nhắc nên có thời điểm các cửa hàng xăng dầu càng bán càng lỗ, họ tìm cách đóng cửa.

Nếu nói vừa đá bóng vừa thổi còi khi Bộ Công thương điều hành giá, tôi cho rằng khó. Đá bóng là doanh nghiệp. Bộ thổi còi, nhưng “thổi” cũng phải căn cứ vào luật, nghị định.

* Tới đây, xăng dầu sẽ theo thị trường, theo sát giá thế giới. Nhưng vấn đề là làm sao thúc đẩy cạnh tranh giảm giá chứ không phải nhìn nhau tăng giá?

- Trong điều kiện thị trường hiện nay phải khuyến khích cạnh tranh. Đúng là ở VN, báo chí nói có tình trạng doanh nghiệp có thị phần lớn. Nhưng tôi cho rằng cạnh tranh tới đây không phải bằng lớn hay nhỏ, mà bằng chi phí và chắc chắn tới đây sẽ có cạnh tranh mạnh. Xăng dầu mới vừa bắt đầu bước vào thời kỳ cạnh tranh. Hiện nay VN đã có 21 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Thị phần của nhiều doanh nghiệp như PVOil, Thành Lễ... đã tăng lên, trong khi nhiều doanh nghiệp khác giảm đi. Hiện nay VN có khoảng 13.000 cây xăng thì chỉ 3.000 cây là của các doanh nghiệp đầu mối, còn lại là của tư nhân. Vì vậy, doanh nghiệp nào chi phí thấp, giá bán thấp sẽ thu hút được đại lý, bán được nhiều hơn. Theo dự thảo nghị định thay thế nghị định 84/2009 sẽ không chỉ các doanh nghiệp đầu mối được tổ chức hệ thống của mình, mà sẽ còn có thương nhân phân phối. Anh này được quyền đứng ra mua của nhiều đầu mối khác nhau rồi tổ chức bán theo hệ thống của mình.

* Nhưng có thực tế lâu nay các doanh nghiệp xăng dầu gần như rất ít giảm giá cho người tiêu dùng, chỉ cần tăng chiết khấu cho đại lý để tăng điểm bán hàng là đủ. Quyền lợi của người tiêu dùng sẽ ở đâu?

- Theo tôi, nếu quy định cứng nhắc chiết khấu cho đại lý là không ổn, nhưng cũng nên quy định khung để khống chế chiết khấu, hoa hồng cho đại lý, tránh khả năng có doanh nghiệp đưa lên quá cao. Hiện nay các doanh nghiệp xăng dầu chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ. Vì vậy, cần tăng cổ phần hóa các doanh nghiệp xăng dầu, như Petrolimex. Phải tăng động lực để doanh nghiệp cạnh tranh từ khâu nhập khẩu, giảm chi phí. Ngoài ra, cũng cần xem lại hệ thống phân phối xăng dầu.

* Thưa ông, trước đây nhiều thời điểm giá thế giới giảm mạnh nhưng giá trong nước không giảm vì Bộ Tài chính tăng thuế. Liệu tình trạng tăng dễ, khó giảm còn lặp lại?

- Nhà nước phải có nguồn thu, mỗi năm xăng dầu đóng góp trên 100.000 tỉ đồng. Đó là quyền lợi nhà nước. Chúng ta hiện nay nói ổn định thuế rất chung chung, theo tình hình kinh tế - xã hội. Theo tôi, thuế xăng dầu cần phải ổn định ít nhất sáu tháng, không nên tháng này tăng, tháng sau lại tăng. Trong thông tư hướng dẫn nghị định tới đây cần nêu rõ điều này, vì nó là quyền lợi của người tiêu dùng. Mà thông tư hướng dẫn kinh doanh xăng dầu rất quan trọng nên cần là thông tư liên tịch, tránh Bộ Công thương có thông tư riêng, rồi Bộ Tài chính lại có thông tư riêng, không thống nhất với nhau. Ngoài ra, theo tôi, quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng nên chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Công thương quyết định việc trích, xả (để tránh các quyết định trái chiều như Bộ Công thương muốn giảm giá nhưng Bộ Tài chính lại có quyết định tăng trích quỹ - PV).

Doanh nghiệp xăng dầu đang có lãi

Trên website của Hiệp hội Xăng dầu VN, diễn biến giá xăng dầu khoảng nửa tháng trở lại đây đang có xu hướng giảm nhẹ. Theo đó, giá xăng RON 92 trên thị trường Singapore bình quân 30 ngày tính đến ngày 22-5 là 117,48 USD/thùng. Hiện tại, với mức giá nhập khẩu như trên cộng với các khoản thuế, phí và mức sử dụng quỹ bình ổn 200 đồng/lít, các doanh nghiệp xăng dầu đang có lãi hơn 300 đồng/lít xăng RON 92. Ngoài mặt hàng xăng, doanh nghiệp ngành xăng dầu cũng lãi hơn 200-367 đồng/lít, kg đối với ba sản phẩm là diesel, dầu hỏa và dầu mazut.

L.THANH

CẦM VĂN KÌNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên