Kiến nghị đẩy nhanh dự án “đổi đất lấy hạ tầng”Những dự án chờ đội "đặc nhiệm"Đừng để doanh nghiệp mất niềm tin
Phóng to |
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, một trong những dự án hạ tầng quan trọng được đầu tư theo hình thức BOT - Ảnh: Thuận Thắng |
Tình trạng trên đã khiến hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng “đói” vốn, xếp hàng chờ nhà đầu tư.
Dự án chờ nhà đầu tư
"Một trong những khó khăn hiện nay là vấn đề giải tỏa để có đất thực hiện dự án. Theo tôi, Chính phủ nên chủ động làm việc này và giao đất sạch cho nhà đầu tư" |
Trong một văn bản gửi Bộ Tài chính mới đây, UBND TP.HCM đã kiến nghị cho phép giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án trước, thay vì chờ dự án giao thông làm xong mới giao đất cho chủ đầu tư theo quy định hiện hành về việc thanh toán hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Theo đó, TP đề xuất giao 468.409m2 đất trong khu đô thị Thủ Thiêm cho Công ty CP đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Đổi lại, công ty này sẽ bỏ ra gần 10.000 tỉ đồng xây dựng bốn tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm và một số công trình liên quan. Theo UBND TP, phương án này vừa tránh bỏ phí các khu đất sạch đã giải tỏa, mà Nhà nước cũng không phải chịu lãi vay cho các dự án giao thông.
Hàng loạt dự án lĩnh vực giao thông cũng đang xếp hàng chờ nhà đầu tư, một số dự án đình trệ nhiều năm do không có nhà đầu tư vào và không bố trí được vốn như dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài, tỉnh lộ 10B và tỉnh lộ 10 (Q.Bình Tân, H.Bình Chánh), dự án cầu Kinh Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), cầu Rạch Tra (H.Hóc Môn, Củ Chi)... Trong khi đó, theo kế hoạch từ năm 2013-2015, TP cần bố trí hơn 20.000 tỉ đồng cho các dự án trọng điểm nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tình hình kêu gọi xã hội hóa đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải tiến triển chậm do khó khăn chung của nền kinh tế và chưa có cơ chế, chính sách hấp dẫn nhà đầu tư tham gia.
Chẳng hạn, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Bitexco đã tổ chức giới thiệu quảng bá rầm rộ dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nhằm kêu gọi, tìm kiếm nhà đầu tư thứ hai nhưng vẫn chưa có. Theo một số nguồn tin, hiện đã có bảy nhà đầu tư quan tâm đến dự án này nhưng chưa nhà đầu tư nào chịu “nhảy vào”. Trước đó, Tập đoàn Bitexco đã được lựa chọn làm nhà đầu tư thứ nhất của dự án đường cao tốc theo mô hình thí điểm hợp tác công - tư (PPP) với tỉ lệ góp vốn 60% trong tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 757 triệu USD.
Nhà đầu tư ngại vì không lường trước rủi ro
Ông Inoue Yasutaka, trưởng đại diện Công ty Nikken Sekkei tại VN, cho biết vấn đề các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu vẫn là lợi ích khi tham gia dự án. Trong nhiều dự án kêu gọi đầu tư PPP mà VN đang triển khai, quyền lợi nhà đầu tư không rõ ràng và các rủi ro cũng chưa được tính toán một cách cụ thể. Những dự án PPP thường là dự án dài hơi mang yếu tố dài hạn, vì vậy rủi ro là không thể tránh khỏi. “Một trong những khó khăn hiện nay là vấn đề giải tỏa để có đất thực hiện dự án. Theo tôi, Chính phủ nên chủ động làm việc này và giao đất sạch cho nhà đầu tư” - ông Inoue Yasutaka đề xuất.
Ông Lê Vũ Hoàng, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, cho rằng chuyện giải phóng mặt bằng gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. “Chúng tôi đang thực hiện dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội với tổng chiều dài 15,7km, tổng vốn đầu tư 2.286 tỉ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành vào tháng 12-2012, đến nay một số hạng mục của giai đoạn 2 đang được triển khai. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Nhiều dự án đầu tư hạ tầng khác cũng đang rơi vào trường hợp tương tự” - ông Hoàng nói.
Ông Vũ Quang Lãm, phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM, cho biết việc mở rộng các hình thức kêu gọi vốn vào hạ tầng đã được đẩy mạnh hơn, nhưng việc cần nhất là khung pháp lý phải hoàn chỉnh. “Điều nhà đầu tư kỳ vọng nhất là sẽ có khung pháp lý để tự tin tham gia dự án. Ngoài ra, các bộ nên hướng dẫn phương án tài chính cụ thể, rõ ràng hơn để nhà đầu tư lường được rủi ro vì phần lớn dự án đầu tư theo PPP thường kéo dài và rủi ro cao” - ông Lãm nói.
Đại diện Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cũng thừa nhận đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT, thực tế TP gặp khó khăn trong việc tìm quỹ đất “sạch” hấp dẫn nhà đầu tư, hoặc cân đối nguồn vốn từ ngân sách để hoàn trả cho nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình. Ngay cả trong trường hợp thu xếp được quỹ đất “sạch”, TP cũng không thể giao cho nhà đầu tư mà phải đấu giá quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế suy thoái và thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay, phương thức đổi hạ tầng lấy đất không còn hấp dẫn nhà đầu tư.
Trong khi đó, do chưa quy hoạch đồng bộ về hệ thống trạm thu phí trên địa bàn TP và các tỉnh lân cận, dẫn đến tình trạng “xung đột quyền lợi” giữa các nhà đầu tư BOT các dự án hạ tầng giao thông với nhau và giữa các nhà đầu tư với người sử dụng dịch vụ bị thu phí. “Về góc độ quản lý nhà nước, TP cũng không thể “lạm dụng” mô hình BOT cho các dự án hạ tầng giao thông nhằm tránh tình trạng người sử dụng phải đóng quá nhiều phí giao thông” - vị này nói.
Ngân sách chỉ lo được 30% Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết với nhu cầu đáp ứng cho hơn 10 triệu dân đang sinh sống tại TP.HCM, mỗi năm TP cần số vốn rất lớn đầu tư vào hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó, ngân sách TP đáp ứng trang trải cho hoạt động đầu tư vào hạ tầng rất thấp. Mỗi năm TP phải xoay xở khoảng 20.000 tỉ đồng nhưng vốn từ ngân sách chỉ chiếm 30%, phải huy động trên 70% để đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, nhu cầu bình quân một năm các quận huyện gửi về là trên 40.000 tỉ đồng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận