Ông Nghĩa cho hay: “Một tín hiệu mừng cho chúng ta là hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm mua nợ của VN, trong đó có rất nhiều tập đoàn kinh tế khủng. Thế nhưng hiện tại, cái khó hiện nay là cơ chế chính sách để các nhà đầu tư ngoại mua bán nợ xấu là chưa có. Rủi ro lớn nhất của việc xử lý nợ xấu là nhà đầu tư nước ngoài không tham gia mua bán được. Duy nhất chỉ có Hàn Quốc xử lý nợ xấu bằng tiền ngân sách, còn các nước khác đều phải có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại”.
Còn về tiến độ mua bán nợ, ông Nghĩa đánh giá là rất chậm chạp do tiềm lực của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) có hạn. Trong khi đó, có hàng chục ngàn tỉ đồng nợ xấu được các ngân hàng thương mại mong muốn bán đứt cho VAMC. Song tiềm lực có hạn, từ nay đến hết năm VAMC chỉ xử lý được 30.000 tỉ đồng nợ xấu.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng là nhằm hạn chế nợ xấu mức thấp nhất và hoạt động lành mạnh, hiệu quả. Hiện nay, theo ông Bùi Huy Thọ - phó vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (NHNN), sẵn sàng xử lý mạnh tay với các ngân hàng yếu kém.
Một trong những biện pháp mà NHNN sẽ can thiệp là sáp nhập hợp nhất bắt buộc. Theo đó, NHNN sẽ trực tiếp hoặc chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước tham gia xử lý. Thậm chí đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng quá yếu kém, NHNN có thể cho phá sản (vì tổ chức này có lượng tiền nhỏ).
Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng nợ xấu trong 8 tháng đầu năm đã giảm đáng kể, chỉ bằng 1/3 so với 8 tháng đầu năm 2012. Tính từ năm 2012 đến nay, các tổ chức tín dụng đã chủ động xử lý được hơn 91.000 tỉ đồng bằng vốn dự phòng rủi ro. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận