Phóng to |
Thị trường bất động sản đóng băng, việc bán tài sản thế chấp là bất động sản để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn - Ảnh: VIỆT DŨNG |
Lợi nhuận ngân hàng chưa thoát khỏi gam màu xám
- Để xử lý nợ xấu thành công, vấn đề quan trọng nhất là việc định giá của khoản nợ xấu. Giá trị của nợ xấu do thị trường quyết định chứ không phải do công ty quản lý tài sản hay các ngân hàng, chính phủ đưa ra. Giá của các khoản nợ xấu thường thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng, khiến chi phí tài trợ các khoản lỗ càng cao hơn. Tôi nghĩ cách duy nhất mà VN có thể chi trả được các khoản lỗ ấy là nhờ sự trợ giúp của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có tiềm năng. Để làm như vậy, VN phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn cho việc tái cấp vốn nợ xấu. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay của VN là có quá ít cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà ĐTNN tham gia xử lý nợ xấu.
* Cơ sở hạ tầng cho việc xử lý nợ xấu là gì?
- Đó chính là cơ chế chính sách do Chính phủ đưa ra. Chẳng hạn vào năm 1998, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một điều luật đặc biệt dành cho các nhà ĐTNN, trong đó cho phép các nhà ĐTNN nắm giữ bất động sản, tài sản thế chấp của các khoản nợ xấu.
Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà ĐTNN rất quan tâm đến các nước đang phát triển, trong đó có VN, nhất là vào thời điểm nước đó đang “nóng” với việc xử lý nợ xấu. Hàng tỉ USD đang muốn rót vào VN. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của VN hiện hành khiến các nhà ĐTNN mới chỉ rót vốn rất hạn chế.
Việc xử lý nợ xấu thành công đòi hỏi 5 điều: 1. Hành động nhanh để giải quyết nợ xấu. 2. Cần định giá: cách tốt nhất để đạt được giá thị trường là đấu giá nợ xấu. 3. Tài trợ các khoản lỗ: trong trường hợp Hàn Quốc và Thái Lan sau năm 1997, IMF đã cung cấp các khoản tài trợ. 4. Vốn mới đóng vai trò thiết yếu đối với tính thanh khoản và để khởi động tín dụng mới. Do nguồn vốn trong nước luôn thiếu thốn nên chỉ có thể thực hiện được nhờ các nhà đầu tư nước ngoài. 5. Cơ sở hạ tầng cho nợ xấu: phải tạo ra các quy định luật pháp, điều tiết và tài chính để tái cấp vốn nợ xấu một cách hiệu quả. |
* Thị trường bất động sản đang đóng băng. Nếu bán tài sản thế chấp là bất động sản theo giá thị trường thì các khoản nợ xấu của VN sẽ thua thiệt rất lớn, thưa ông?
- Tôi vẫn giữ quan điểm là cần phải xử lý nợ xấu càng nhanh càng tốt, do đó phải bán nợ xấu theo giá thị trường. Cách duy nhất là công khai với nhiều nhà đầu tư, trong đó có nhà ĐTNN. Quan trọng là cần phải có cơ chế chính sách để vốn ngoại có thể đổ vào VN, nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực nào họ sẽ rót vốn vào lĩnh vực đó. Kể cả các khoản nợ không có tài sản bảo đảm thì những nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn rất quan tâm, bởi đây thường là khoản tín dụng nhỏ. Qua khảo sát thực tế, những nhà đầu tư quan tâm đến những món nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản chủ yếu đến từ Mỹ, còn các khoản nợ nhỏ lẻ thường đến từ châu Âu, Nhật...
* Hiện có tình trạng một số ngân hàng thương mại VN tìm cách giấu nợ xấu, ông bình luận gì về hiện tượng này?
- Xử lý nợ xấu cần phải dũng cảm. Việc trì hoãn cơ cấu lại các khoản nợ xấu chỉ càng gia tăng thua lỗ cho ngân hàng. Nợ xấu đã được nhiều người ví là “cục máu đông” của nền kinh tế thì việc giấu nợ xấu sẽ cực kỳ nguy hiểm. Các ngân hàng cần nhanh chóng chấp nhận thương đau để xử lý nợ xấu vì càng để lâu thì các khoản nợ xấu có thể “tàn lụi” và mất giá trị. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả mọi người trong xã hội đều bị thiệt hại.
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của những nước khác trong khu vực như thế nào, ông có gợi ý gì cho VN?
- Nhìn vào mô hình Tập đoàn Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO), bất kỳ nước nào, trong đó có VN, cũng có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu. KAMCO không chỉ bán đi rất nhiều khoản nợ xấu mà còn tận dụng đóng cửa tất cả ngân hàng yếu kém. Ngay sau khi KAMCO làm được điều đó, Hàn Quốc đã đón nhận nguồn vốn lớn đổ vào đầu tư. Tôi nghĩ đã đến lúc VN cần đóng cửa các ngân hàng yếu kém. Điều này đã làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào quyết tâm của Chính phủ.
Ngân hàng gian nan tìm “con nợ” Sáng 16-8, tại hội nghị bàn biện pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng, đại diện các ngân hàng (NH) than phiền việc đòi nợ rất gian nan. Ông Võ Minh, giám đốc NH Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, cho biết nợ xấu của các NH trên địa bàn là 1.816 tỉ đồng, chiếm 3,52% trên tổng dư nợ, trong đó có đến 1.155 tỉ đồng nợ xấu có khả năng mất vốn. Đặc biệt, hiện có 375 tỉ đồng nợ đã có quyết định của tòa án nhưng NH chưa thu hồi được do các “con nợ” tẩu tán tài sản thế chấp nên chưa kê biên được, bỏ đi khỏi nơi cư trú... Theo ông Minh, thời gian qua các NH thương mại đã khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ đối với các khoản vay mà khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, sau khi có quyết định của tòa án, công tác thu hồi nợ xấu vẫn gặp khó khăn, do nhiều khách hàng tẩu tán tài sản thế chấp hoặc rời khỏi nơi cư trú. Ông Châu Phước Hòa, giám đốc NH ACB chi nhánh Đà Nẵng, cho rằng việc cưỡng chế thi hành các bản án để thu hồi nợ của khách hàng kéo dài và rất gian nan. Có vụ việc từ khi có quyết định thi hành án kéo dài cả năm NH không thu hồi được nợ. Tại buổi họp, ông Phạm Văn Thuận, chi cục phó Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn, cho rằng việc cưỡng chế thu hồi nợ, xử lý tài sản thi hành án gặp vô vàn khó khăn. Việc bán tài sản thi hành án cũng khó vì người dân rất ngại, không mặn mà mua loại tài sản này vì sợ gặp rắc rối. Theo ông Thuận, NH nên thẩm định kỹ càng tài sản trước khi cho vay, đồng thời phải theo dõi tài sản đang thế chấp. Ông Trần Phước Thu, phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Đà Nẵng, cho rằng các NH phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra xem khách hàng vay vốn làm gì, chứ không để đến khi “Các đối tượng đã chây ì không trả nợ cho NH, đến khi cưỡng chế là đã đến bước đường cùng nên không dễ gì thực hiện” - ông Thu nói. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận