19/03/2012 05:30 GMT+7

Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội

Luật sư Dương Công Bình (Đoàn luật sư TP.HCM)
Luật sư Dương Công Bình (Đoàn luật sư TP.HCM)

TT - Sau khi Bộ Tài chính công bố dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhiều người không đồng tình do mức giảm trừ quá thấp. Ít ai biết trước đó có đến bốn phương án giảm trừ gia cảnh.

Bốn phương án này đã được Bộ Tài chính đưa vào dự thảo để trình Chính phủ lựa chọn.

ojX5cfBr.jpgPhóng to
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM

Thế nhưng trên quan điểm bảo vệ nguồn thu, những phương án có lợi cho người nộp thuế đều đã bị loại vào phút chót.

Bất lợi cho người nộp thuế

"Phương án sửa đổi phải mang tính chia sẻ với người nộp thuế. Trong khi đó hiện nay thuế TNCN chỉ nhắm vào người làm công ăn lương có một nguồn thu nhập duy nhất, trong khi bỏ sót rất nhiều khoản thu nhập khác cơ quan thuế không quản lý được"

Phương án 1 là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tỉ lệ GDP bình quân đầu người, đồng thời giao quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) điều chỉnh mức giảm trừ này khi cần thiết. Khi xây dựng mức giảm trừ gia cảnh trình Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN năm 2007, mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng bằng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người dự kiến năm 2009-2010, mức giảm trừ cho người phụ thuộc bằng 40% mức giảm trừ cho người nộp thuế. Như vậy căn cứ GDP bình quân đầu người dự kiến năm 2014 là 1.811-1.843 USD, tương đương 43,1-44 triệu đồng/năm thì mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế sẽ được điều chỉnh lên mức tương ứng là 9 triệu đồng/tháng, giảm trừ cho người phụ thuộc sẽ là 3,6 triệu đồng/tháng.

Phương án 2 là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tỉ lệ tăng mức lương tối thiểu (hoặc theo số lần lương tối thiểu) đối với khu vực hành chính sự nghiệp. Mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng áp dụng hiện nay bằng sáu lần mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp tại thời điểm năm 2007. Bộ Tài chính căn cứ trên đề án tiền lương của Bộ Lao động - thương binh và xã hội giai đoạn 2012-2020, dự kiến đến năm 2014 lương tối thiểu đối với khu vực hành chính sự nghiệp vào khoảng 1,775 triệu đồng/tháng, khi đó mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế sẽ là 10,5 triệu đồng/tháng, giảm trừ cho người phụ thuộc là 4,2 triệu đồng/tháng.

Phương án 3 là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức độ trượt giá. Theo phương án này, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế tính từ ngày 1-1-2009 đến cuối năm 2011 khoảng 6 triệu đồng/tháng, cho người phụ thuộc 2,4 triệu đồng/tháng, chưa tính trượt giá đến năm 2014. Để đảm bảo phù hợp với thực tế, cần giao quyền cho UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ này khi chỉ số trượt giá vượt quá mức (dự kiến 20%). Đây cũng chính là phương án mà Bộ Tài chính lựa chọn để trình Chính Phủ cũng như lấy ý kiến các bộ ngành. Tuy nhiên, khi trình Chính phủ, mức đề xuất chỉ căn cứ trên tốc độ trượt giá đến năm 2011 chứ chưa tính trượt giá đến năm 2014, đồng thời bỏ qua điều khoản giao quyền cho UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ này khi chỉ số trượt giá vượt quá mức (dự kiến 20%) nhằm đảm bảo luật phù hợp với thực tế.

Phương án 4 là giữ nguyên như hiện hành đối với mức giảm trừ cho cá nhân là người phụ thuộc nhưng văn bản dưới luật (nghị định) có sửa đổi mức 500.000 đồng để xác định người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh. Phương án này không được Bộ Tài chính lựa chọn do khó nhận được sự đồng thuận của xã hội.

m8gtSji8.jpgPhóng to
Người dân đến kê khai, đăng ký thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

Nên chọn phương án có đồng thuận cao

Theo luật sư Trần Xoa - giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, phương án thứ hai điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tỉ lệ tăng mức lương tối thiểu là phương án có lợi nhất cho người nộp thuế, cập nhật kịp thời biến động giá cả nhưng vẫn đạt được mục tiêu mà Bộ Tài chính đặt ra là độ ổn định chính sách, không cần sửa luật nhiều lần. Phương án này còn có cơ sở pháp lý là dựa trên quyết định điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh. Và quan trọng nhất, phương án này tạo được sự đồng thuận của xã hội. Đó mới là mục tiêu lớn nhất mà chính sách thuế cần hướng đến.

Trong khi đó với phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức độ trượt giá, GDP bình quân đầu người, đồng thời giao quyền cho UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ này khi cần thiết, khi vận dụng vào thực tế sẽ không thuận tiện do khó cập nhật nhanh biến động xã hội như phương án tính theo mức lương tối thiểu. Mặt khác, Quốc hội sẽ có rất nhiều việc cần làm trong khi giá cả biến động liên tục, dễ dẫn đến việc chỉnh sửa nhiều lần. Với phương án 4, ngay chính Bộ Tài chính cũng nhận thức được khó nhận được sự đồng thuận của xã hội, do vậy không khả thi khi áp dụng.

Cũng theo ông Xoa, cần thấy rằng năm 2007 khi nhà làm luật xây dựng mức giảm trừ là thời điểm nền kinh tế ổn định. Từ năm 2008 đến nay giá cả biến động rất mạnh. Do vậy cần thiết có thể sửa đổi căn cứ tính giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên từ 8-10 lần lương tối thiểu chung thay vì sáu lần như đề xuất.

Theo các chuyên gia, về lo ngại của Bộ Tài chính đối với phương án thứ hai, căn cứ trên lương tối thiểu không ổn định lâu dài, mỗi lần thay đổi mức lương tối thiểu lại điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, thực tế không có gì đáng ngại. Lý do là hầu hết người làm công ăn lương hiện nay được quyết toán thông qua cơ quan chi trả, người có nhiều nguồn thu nhập cũng tự khai tự nộp. Do vậy khi mức lương tối thiểu thay đổi sẽ được cập nhật kịp thời.

Luật sư Dương Công Bình cho rằng nếu phương án Bộ Tài chính đưa ra mang tính áp đặt, không hợp lý thì Quốc hội phải có ý kiến. Theo ông Bình, Luật thuế TNCN sau ba năm áp dụng đến nay đã quá lạc hậu vì cố định khởi điểm chịu thuế ở mức thấp, gây bất lợi cho người nộp thuế, đặc biệt những người thu nhập ở mức thấp. Nhà làm luật phải đứng trên quan điểm che chắn cho người thu nhập thấp, đồng thời dùng các sắc thuế này khác để điều tiết thuế với người thu nhập cao. Trong khi đó, phương án mà Bộ Tài chính chọn ngoài chuyện mức khởi điểm chịu thuế thấp thì thời gian áp dụng lại quá xa, đến năm 2014.

Phương án điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần từng được Bộ Tài chính cân nhắc trước đây

Bậc thuế<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Phần thu nhập tính thuế (triệu đồng/tháng)

Thuế suất

Phương án 1

1

Ðến 5

5%

2

Trên 5 ➞ 18

10%

3

Trên 18 ➞ 52

20%

4

Trên 52 ➞ 80

25%

5

Trên 80

30%

Phương án 2

1

Ðến 5

5%

2

Trên 5 ➞ 15

10%

3

Trên 15 ➞ 45

20%

4

Trên 45 ➞ 80

25%

5

Trên 80

30%

Phương án 3

1

Ðến 5

5%

2

Trên 5 ➞ 15

10%

3

Trên 15 ➞ 45

15%

4

Trên 45 ➞ 80

25%

5

Trên 80

30%

Tính kỹ với người thu nhập thấp

Trước khi Bộ Tài chính công bố chính thức dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính cũng bàn đến phương án chỉnh sửa biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm số bậc thuế suất trong biểu thuế lũy tiến từng phần từ bảy bậc xuống còn năm bậc để phù hợp với xu hướng cải cách thuế TNCN của các nước, bỏ mức thuế suất cao nhất 35% và điều chỉnh giãn các bậc thu nhập tính thuế.

Tuy nhiên, cuối cùng phương án Bộ Tài chính chọn lại vẫn giữ nguyên biểu thuế lũy tiến từng phần như hiện hành và chỉ bỏ đi một bậc thuế 35%. Như vậy, những người nộp thuế ở bậc thấp hơn hoàn toàn không được lợi gì ở phương án điều chỉnh này.

Luật sư Dương Công Bình (Đoàn luật sư TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên