Phóng to |
“Có điện” là cách bà Hương - chủ nhà nghỉ 96 Hoàng Hoa Thám (TP Vũng Tàu) - cạnh tranh tìm khách hàng với các nhà nghỉ khác trong mùa cúp điện triền miên này. Để có điện, bà trang bị máy phát tốn khoảng 500.000 đồng/ngày - Ảnh: M.LUẬN |
Phóng to |
Ông Đào Văn Hưng: "EVN không còn độc quyền" |
Ông Đào Văn Hưng cho biết: "Theo Luật Điện lực và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thị trường điện cạnh tranh sẽ có 3 cấp độ: hình thành thị trường phát điện cạnh tranh từ 2006-1014, từ 2014 đến 2022 phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, sau 2022 thì sẽ có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Hiện ở giai đoạn hình thành thị trường phát điện cạnh tranh nhưng vẫn chỉ có một Công ty mua bán điện duy nhất thuộc EVN".
"Dư luận hỏi tại sao chỉ có duy nhất? Tôi xin nói, về kỹ thuật, khi có nhiều công ty mua bán điện sẽ dẫn đến cạnh tranh mua bán điện của nhà máy giá thấp, sẽ rất phức tạp trong các đường dây, dễ dẫn đén sự cố, quá tải. Nhiều công ty mua thì giá điện phải tính cả chi phí cho các công ty mua điện đó chứ không phải một. Nhiều nước đang ở giai đoạn như chúng ta cũng chỉ có một công ty mua duy nhất", ông Hưng nói.
* Điều dư luận quan tâm là các nhà đầu tư vẫn “kêu” ngại đầu tư vào điện vì đàm phán giá điện với EVN khó. Điều này đã tác động đến việc thiếu điện?
- Cứ để một mình EVN mua bán điện dư luận không đồng tình. Chúng tôi biết không thể giải thích làm sao cho hết để dư luận chia sẻ nên ban đầu khi lập mô hình Công ty mua bán điện, EVN đã đề xuất mô hình cổ phần, có 7 bên, có cả đại diện các nhà tiêu thụ lớn như ximăng, thép… để có đấu tranh trong nội bộ, đưa ra giá mua, bán hợp lý nhất. Rồi EVN cũng đề xuất đưa ra mức lợi nhuận trần, lập ban kiểm soát có đại diện cơ quan điều tiết, các cơ quan quản lý giá…
Dư luận không đồng tình, chúng tôi mới thành lập Công ty mua bán điện như hiện nay. Giờ vẫn tiếp tục có ý cho rằng mua bán điện kéo dài, gây khó khăn, không công bằng.
* Vậy trước ý kiến chuyên gia đề nghị chuyển Công ty mua bán điện sang cơ quan nhà nước, ông nghĩ thế nào?
- Đây là vấn đề kinh tế lớn. Hiện EVN gặp sự phản ứng của nhiều nhà đầu tư vì khi đàm phán giá với EVN họ không đạt lợi nhuận tối đa. 100 nhà đầu tư kêu thì dư luận tin hơn một Công ty mua bán điện giải thích. Trước căng thẳng trong đàm phán mua bán điện, Chính phủ đã cho thành lập tổ chỉ đạo nhưng vẫn khó vì tổ này cũng kiêm nhiệm.
Còn nếu tách Công ty mua bán điện ra khỏi EVN sẽ có khách quan, lợi chung, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Chúng tôi là doanh nghiệp, phải coi trọng ý kiến người tiêu dùng, chứ suốt ngày để người ta phản ứng thì chúng tôi không muốn.
* Trước Đề án tái cơ cấu ngành điện đề xuất tách nhà máy điện ra khỏi EVN, chính ông đã ký văn bản phản đối vì cho rằng sai đường lối của Đảng. Bộ Công thương lại mới đề xuất lại việc tách khâu phát, truyền, mua điện, ông nghĩ thế nào?
- Ngành điện không phải chỉ có 3 khâu mà có mấy khâu: đầu tư, phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh bán điện. Khâu phân phối không ai muốn quản. 28% sản lượng điện thương phẩm thực hiện trợ giá, không ai đầu tư vào đây. Khâu truyền tải thì Chính phủ đã yêu cầu thành lập Công ty truyền tải điện riêng, hạch toán độc lập.
Còn khâu phát điện, chính thức hiện nay EVN chỉ còn chiếm 47% công suất nguồn cung điện mà EVN đầu tư 100% vốn. Sắp tới nếu cổ phần hoá Nhà máy điện Phú Mỹ xong thì tỷ lệ này xuống dưới 40%. Dự kiến, đến 2015, tỷ lệ còn dưới 37%.
Nhìn tổng thể, nhà nước đã giảm tỷ lệ chi phối ngùôn điện của EVN từ 2005. Trong tổng sơ đồ điện VI, Chính phủ đã giao các nhà đầu tư khác chiếm 65% tổng công suất, EVN chỉ được giao 35% thôi. Nên thực chất EVN đã không còn độc quyền.
* Nhưng thưa ông, kinh nghiệm thế giới doanh nghiệp chiếm 30% vẫn là độc quyền?
- Chúng tôi vẫn đang tiếp tục cho cổ phần hoá. EVN không có lý do gì đến 2015 cứ phải giữ 35% tổng công suất vì nếu bán được cổ phần thì chúng tôi có tiền đầu tư nhà máy mới.
Nhiều ý kiến cho rằng EVN muốn giữ các nhà máy điện lại là chỉ nghĩ đến lợi ích EVN. Nhà máy của EVN đa số là thuỷ điện, hay nhiệt điện đã gần hết khấu hao nên giá thấp. Nếu cứ như cách của EVN thì các nhà đầu tư khác không thể cạnh tranh nổi?
Giữ các nhà máy điện trong EVN không phải để tập đoàn chúng tôi mạnh mà là để đủ điện trong thời gian tới. Từ 2012 nguy cơ thiếu điện có thể quay trở lại. 3 năm vừa rồi chúng tôi không khởi công được dự án nào vì không vay được vốn.
Mới đây họ mới cho vay, về vẫn không có tiền để đối ứng, Chính phủ phải giao các Bộ cho EVN vay tiền ngân sách làm vốn đối ứng nhằm khởi công được các nhà máy điện mới. Nói thế để thấy nếu tách các nhà máy ra, liệu chúng ta còn đủ năng lực để đầu tư? Với trách nhiệm người làm điện chúng tôi trình bày như thế, quyết thế nào là ở cấp trên.
* Vậy EVN đề xuất tái cơ cấu ngành điện thế nào?
- Khâu phát điện đề án nói nên tách, chúng tôi có trình bày thực chất Chính phủ đã tách rồi, đến mức này thì cần xem xét, có bước đi thận trọng. Như chúng tôi là tập đoàn, có vốn đầu tư tương đối lớn nhưng cũng không có đủ vốn để đầu tư. Xé lẻ ra lấy đâu để đầu tư?
“Chính phủ lần lượt cho cơ chế, đến giờ đúng là người trong cuộc như chúng tôi thấy không cần gì phải xin nữa” |
Trong khi đó, để thực hiện tổng sơ đồ VI cần 78 tỷ USD vốn đầu tư, riêng EVN cần trên 33 tỷ USD. Chúng tôi chỉ phân tích ưu, nhược để lãnh đạo cấp trên xem xét quyết định.
Chúng tôi đã đề xuất phương án tái cơ cấu, theo hướng hình thành một Công ty phát điện thí điểm tách khỏi EVN và giao đơn vị này làm một số nhà máy điện mới, trong quá trình này EVN đứng cạnh hỗ trợ tối đa.
Sau 1-2 năm tổng kết, nếu công ty phát điện là mô hình tốt thì tách tất các đơn vị phát điện còn lại trong EVN. Đề xuất của chúng tôi chỉ khác là có bước đi an toàn hơn.
Còn giá các nhà máy của EVN rẻ thì khi đã ra thị trường phát điện cạnh tranh, các doanh nghiệp của EVN cũng sẽ phải chào giá như mọi doanh nghiệp khác, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia sẽ xắp xếpvà tất nhiên vì lợi ích người tiêu dùng, phải ưu tiên huy động điện giá thấp trước.
* Theo đề xuất mới đây của Bộ Công thương, sắp tới giá điều sẽ chỉnh theo quý. EVN đã chuẩn bị thế nào?
- Chính phủ có chỉ đạo năm 2010 không tăng giá điện nữa. Chỉ đạo đó đến giờ chưa thay đổi. Nhưng giá điện như hiện nay thấp quá, giờ cầm 500 đồng ra chợ không mua được gì, trừ điện! Ở Campuchia, Tập đoàn Than khoáng sản họ đã bán điện được với giá 4000đ/kwh. Giá bán điện tính theo chi phí đầu vào là quy luật, chúng ta phải theo quy luật.
* Từ nay đến cuối năm liệu còn thiếu điện không, thưa ông?
- Đến nay EVN đã chủ động được cung cầu điện. Dự kiến tổng nhu cầu năm nay khoảng 97 tỷ kwh, tăng rất cao so với năm trước. Với nguồn đang có hiện nay, chúng tôi có thể đáp ứng đủ. Nhưng cũng phải nói câu dự phòng là trong điều kiện mọi việc thuận lợi. Nếu gặp thiên tai, trục trặc thiết bị thì có thể vẫn có khó khăn.
EVN công bố lỗ lớn Tính đến 12-7, EVN lỗ 5400 tỷ đồng do thời gian qua, khi thiếu điện EVN phải chạy nguồn có giá thành 4.000-5.000đ/kwh, để bán cho dân có loại giá chỉ 280-420đ/kwh. Những năm trước thường 6 tháng đầu năm EVN cũng lỗ, nhưng từ 20-6 trở đi chúng tôi hoà vốn. Năm nay đến ngày 12-7 vẫn lỗ. Nên từ nay đến cuối năm EVN phải bằng mọi biện pháp để gỡ lại dù rất khó khăn. |
Tin bà liên quan
Tái diễn cắt điện do quá tảiEVN: Điện lại căng thẳngCông ty tư nhân đầu tư xây thủy điện Krông NôĐề nghị bỏ 38 dự án thủy điệnSông Bồ cạn vì hạn và thủy điệnChủ đầu tư muốn biến rừng thành... rẫyBị tái định cư trong rừng đặc dụngThủy điện gây sạt lởThủy điện “đuổi” dân chạy dài
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận