Ảnh chân dung đầu tiên của “Tò mò” trên sao Hỏa“Tò mò” nghiên cứu khí quyển sao Hỏa
Phóng to |
Trước đó các nhà khoa học từng trưng ra bằng chứng về sự hiện diện của nước trên hành tinh Đỏ, nhưng đây là lần đầu tiên họ có được bằng chứng thuyết phục: những bức ảnh chụp các khối đá cổ với lớp đá sỏi cho thấy từng có nước chảy qua.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu những bức ảnh này, kích thước và hình dạng các viên sỏi là manh mối để họ suy ra tốc độ và khoảng cách dòng chảy rất lâu trước đó.
“Từ kích thước các viên sỏi, chúng tôi có thể dự đoán nước chảy với tốc độ khoảng 0,9m/giây, ở độ sâu khoảng giữa mắt cá chân và hông” - nhà khoa học William Dietrich thuộc ĐH California, Berkeley (Mỹ) và là một trong các nhà điều tra khoa học của “Tò mò” nói, Tân Hoa xã trích đăng.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta thật sự nhìn thấy những viên sỏi có nước chảy qua trên sao Hỏa. Đây là một bước chuyển từ suy đoán về kích thước của đá sỏi có nước chảy qua đến trực tiếp quan sát nó”.
Phóng to |
Lớp đá "Hottah" được các nhà địa chất gọi là khối trầm tích - Ảnh: NASA |
NASA cho biết “Tò mò” phát hiện khối đá có nước chảy qua ở khu vực giữa vành phía bắc của miệng núi lửa Gale và chân núi Sharp, một ngọn núi nằm bên trong miệng núi lửa. Bước tiếp theo nó sẽ tìm vị trí tốt nhất khoan khối đá để tìm kiếm trầm tích carbon có thể có bên trong nhằm xác định xem nước trên sao Hỏa có từng hỗ trợ cho sự sống hay không.
“Tò mò” được phóng lên sao Hỏa vào ngày 6-8 với những thiết bị thăm dò hiện đại nhất nhằm khám phá một thế giới khác ngoài Trái đất. Trong hai năm tới nó sẽ điều tra xem điều kiện trên sao Hỏa có thích hợp cho sự sống của vi sinh vật hay không, và mang về Trái đất các mẩu đá cho thấy có thể từng có sự sống trên hành tinh này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận