Thay đổi đề thi tốt nghiệp THPT môn văn: Cần một lộ trình

DƯƠNG THU TRANG (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM)
DƯƠNG THU TRANG (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM)

TT - Theo dõi phần trao đổi của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ GD-ĐT) trên báo Tuổi Trẻ ngày 8-4, tôi có một vài suy nghĩ mong muốn được chia sẻ.

snHDCSSs.jpgPhóng to
Phương án ra đề thi môn văn của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống được nhiều giáo viên, học sinh quan tâm. Ảnh chụp bài báo trên trang 13, báo Tuổi Trẻ ngày 8-4

Trước hết, quan niệm của ông về việc đánh giá - kiểm tra ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực là phù hợp với thời đại và xu thế phát triển của đất nước nên tôi rất đồng tình. Và điều này được PGS.TS Đỗ Ngọc Thống thể hiện qua đề xuất một cấu trúc đề thi mới với thiện ý “để trao đổi, rộng đường dư luận và giáo viên, học sinh có thể tham khảo” nên tôi cũng mạo muội đưa ra vài ý kiến như sau:

I. Trước hết cần xác định mục đích:

1. Học văn để làm gì? (làm công cụ giao tiếp, hoàn thiện nhân cách...).

2. Thi văn để làm gì? (để ghi nhận và đánh giá).

II. Đưa ra tiêu chí cho đề thi môn ngữ văn:

1. Kiểm tra kiến thức cơ bản: văn phạm (tiếng Việt), đọc hiểu văn bản.

2. Kiểm tra khả năng thấu hiểu:

- Tác phẩm (bằng trải nghiệm và thói quen quan sát cuộc sống).

- Cuộc sống (bằng trách nhiệm, bằng lòng trắc ẩn được khơi gợi và nuôi dưỡng).

3. Kiểm tra kỹ năng diễn đạt: thông qua bài nghị luận.

III. Thiết kế cấu trúc đề thi:

1. Kiểm tra năng lực đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (2 điểm).

1a) Tiếng Việt (1 điểm).

1b) Đọc hiểu văn bản (1 điểm).

2. Nghị luận xã hội (5 điểm).

- Khai thác những hiện tượng có tính thời sự.

- Những vấn đề xã hội có tính giáo dục cao đối với giới trẻ, có sự ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng...

3. Nghị luận văn học (3 điểm).

Cảm nhận về nhân vật hoặc tác phẩm cụ thể (nên sử dụng văn bản mới để phát huy năng lực của thí sinh và việc đánh giá sẽ khách quan và chính xác hơn).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT quyết định giảm thời gian hai môn thi bắt buộc là toán và ngữ văn trong kỳ thi từ 150 phút xuống còn 120 phút/môn. Những thay đổi tiếp theo ở đề thi môn ngữ văn sẽ gây hoang mang cho học sinh nên việc này cần có lộ trình.

Nên chăng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 nên thay đổi ở mức độ:

Câu 1: gồm hai phần (thay vì ba phần như đề xuất của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống).

- Phần tiếng Việt (1 điểm), kiểm tra ngữ pháp.

- Đọc hiểu văn bản (1 điểm), cách ra đề như những năm gần đây.

Câu 2: Nghị luận xã hội (5 điểm, thay vì 3 điểm như trước đây).

Duy trì cách ra đề như mọi năm nhưng nâng điểm phần này lên vì loại nghị luận này thể hiện năng lực của người viết rất rõ.

Câu 3: Nghị luận văn học (3 điểm, thay vì 5 điểm như trước đây).

Vẫn ra đề như mọi năm nhưng hạ điểm phần này xuống vì loại nghị luận này chủ yếu là tái hiện kiến thức đã học.

Là người trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 12, tôi mong muốn được góp vào diễn đàn đổi mới dạy học và thi cử theo hướng phát triển năng lực những suy nghĩ thiết thực nhất, tâm huyết nhất.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Thi tốt nghiệp THPT 2014: Mù mờ cấu trúc đề thiGiảm thời gian, tăng độ khó? Thi tốt nghiệp THPT 2014 bốn môn, Ngoại ngữ là môn tự chọnChốt thời hạn đăng ký môn thi tốt nghiệp ngày 7-5Chính thức thi tốt nghiệp THPT bốn môn

DƯƠNG THU TRANG (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên