Bắt đầu từ những cái gần gũi nhất Đổi mới giáo dục từ “yêu gia đình”Đổi mới thi ngay những năm tới
Những nội dung đổi mới trong đề án lần này về cơ bản đã bao quát được những yêu cầu trên. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh hai điểm quan trọng:
1. Trên các diễn đàn người ta thường trích dẫn bốn trụ cột của nền giáo dục trong thế kỷ 21 của UNESCO: học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống như định hướng của một nền giáo dục hiện đại. Thật ra, nội dung của những trụ cột này đã được Đảng ta nêu ra từ lâu trong việc xác định chức trách của nhà trường là dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Điểm khác biệt ở đây nằm trong hai chữ “dạy” và “học”. Trong đề án lần này, tuy không nói ra trực tiếp, nhưng chúng ta đã thay đổi chức năng của trường từ “nơi dạy của thầy” sang “nơi học của trò”. Sự thay đổi này là hết sức quan trọng, đáp ứng sự phát triển chung của giáo dục trong thời kỳ mới.
2. Trong Luật giáo dục hiện hành, mục tiêu giáo dục hướng đến việc tạo ra nguồn nhân lực phục vụ xã hội là chính mà chưa đề cập đến nhu cầu học tập tự tại của từng cá nhân, xem nặng việc tổ chức học tập công bằng, đồng đều cho tất cả mà quên đi tính đa dạng về năng lực và tính cách của cá thể. Những khiếm khuyết này đã được đề cập, giải quyết trong đề án.
Một số băn khoăn:
1. Đây là một đề án lớn liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức từ trung ương đến địa phương. Liệu tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan có tham gia thực hiện một cách đồng bộ và nhiệt tình hay không?
2. Đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình đổi mới này là đội ngũ giáo viên. Để thực hiện được các mục tiêu đổi mới, hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên phải được bồi dưỡng và đào tạo lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Điều này sẽ được thực hiện như thế nào, trong bao lâu?
3. Nguồn lực để thực hiện những công việc đổi mới theo đề án là một con số khổng lồ. Việc tìm nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự hi sinh của nhiều lĩnh vực cho giáo dục. Liệu điều này có dễ dàng thực hiện hay không?
Khi gia đình không là ký ức ngọt ngào Đề tài “Đổi mới giáo dục từ yêu gia đình” với mục tiêu phát triển cá nhân cứ như một tiếng chuông cảnh tỉnh cả cộng đồng người Việt. Như thể việc bị rập khuôn tại trường học còn chưa đủ gây đau khổ, trẻ con trong những gia đình “có giáo dục” từ bé đã phải chịu sự áp đặt có khi rất hà khắc từ những mong đợi của cha mẹ. Chúng ta rất giỏi ra mệnh lệnh chính xác và quy định thưởng phạt rạch ròi, trong khi đó lại không đào đâu ra thời gian và sự quên mình để đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ con là được cảm thông, lắng nghe và chia sẻ. Không có gì lạ khi gia đình không còn là ký ức ngọt ngào của tuổi thơ và nỗi sợ mình không được chấp nhận ăn sâu vào tâm khảm con trẻ làm mờ đục trí não. Nếu không có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy của toàn ngành giáo dục và chức năng của gia đình, chúng ta đang đứng trước nguy cơ về một thế hệ sẽ lớn lên nhưng không bao giờ trưởng thành, những con người gió thổi chiều nào theo chiều ấy, ra khỏi trường đại học vẫn chưa biết mình là ai và có khi đầu hai thứ tóc vẫn thấy mình bơ vơ lạc lõng trước cuộc đời. Dù sẽ còn nhiều bất cập trong quá trình đổi mới, nhưng với định hướng đúng đắn của nền giáo dục hiện nay thì bao nhiêu khát khao mong đợi sắp biến thành sự thật: một hạt giống tốt đang được ươm mầm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận