Xét xử lại "vụ án vườn mít” ở Bình PhướcKháng nghị vụ trả tự do cho Lê Bá MaiPhúc thẩm “vụ án vườn mít”: mong chờ công lý
Phóng to |
Bị cáo Lê Bá Mai tại phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa |
Phiên tòa diễn ra vì có kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh Bình Phước và đơn kháng cáo của ông Điểu Cẩn (đại diện hợp pháp của nạn nhân).
Nhân chứng: “Chắc chắn là Lê Bá Mai”
Có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Thị Hằng (11 tuổi), người duy nhất có mặt lúc nạn nhân Thị Út được chở đi, kể: “Trưa 14-11-2004, con đi mót mì với dì con (Thị Út - PV) thì chú Lê Bá Mai chạy ngang qua con rồi tới chỗ dì con, sau đó nói với dì con điều gì đó con không nghe rõ. Một lúc sau dì con lên xe chú Mai chở đi, dì con quay lại nói với con là ở lại giữ xe đạp. Vì hôm đó người ta vừa nhổ mì nên đất trống, con nhìn rất rõ đó là chú Mai”.
Luật sư của bị hại yêu cầu cách ly các nhân chứng để đối chất tại tòa. Các nhân chứng khác như ông Điểu Ky (bố ruột của Hằng), ông Điểu Cẩn (bố ruột của nạn nhân)… đều khai ngày 14-11-2004, Hằng về nhà nói với mọi người “Dì Út được chú Mai chở đi đâu đó chưa về”.
Tại phiên tòa, Lê Bá Mai liên tục bảo “không nhớ” khi được hội đồng xét xử hỏi lại các chi tiết diễn ra vào ngày 14-11-2004 (ngày nạn nhân Thị Út bị giết) và các ngày sau đó.
“Trước đây không biết án tử hình là gì”.
Lê Bá Mai khai: “Trong thời gian mới bị bắt giam, do bị ép cung, đánh đập, được các cán bộ viết lời khai rồi bắt học thuộc nên mới nhận tội. Trong lần hủy án điều tra lại vào năm 2008, bị cáo nhận tội vì bị tạm giam quá lâu, muốn về với gia đình nên nhận tội để sớm được ra tòa, sớm được về với gia đình”.
Trả lời câu hỏi của tòa về việc các lần lấy cung có diễn ra bình thường không, luật sư của bị cáo cho biết: “Luật sư có mặt trong các lần cơ quan điều tra lấy cung bị cáo Mai khoảng 6-7 lần. Các lần lấy cung diễn ra bình thường, có mặt rất nhiều công an”.
Hội đồng xét xử hỏi: “Nếu bị cáo nhận tội giết người và hiếp dâm, với tội danh như trên thì liệu bị cáo có được trở về sớm không?”, bị cáo trả lời không biết.
Hội đồng xét xử tiếp tục hỏi: “Ngay ở phiên tòa sơ thẩm lần đầu tiên, Viện kiểm sát phát biểu quan điểm với tội danh của bị cáo là mức án tử hình, bị cáo có biết không, tại sao còn nhận tội?”. Lê Bá Mai cũng trả lời không biết.
Lê Bá Mai trả lời luật sư: “Trước đây không biết án tử hình là gì”.
Luật sư bào chữa cho bị cáo yêu cầu tòa làm rõ một số chi tiết như Hằng khai thấy Mai đi xe máy, mang bình xịt màu xanh, bình nước đá màu đỏ… nhưng trên thực tế tại nhà ông Dương Bá Tuân (chủ nhà nơi Mai làm việc) chỉ có bình xịt inox màu trắng.
Lời khai của Hằng và ông Điểu Ky trích trong các bút lục cho biết Hằng về kể với mọi người có một người giống Mai chở Út đi chứ không chắc chắn đó là Mai. Sau đó mọi người nghe Hằng mô tả một người giống Mai nên mới đi tìm Mai để hỏi về việc mất tích của Út.
Tại tòa, Hằng khẳng định trong các lời khai Hằng đều khai là nhìn thấy Mai chứ không khai “có người giống Mai”. Ông Điểu Cẩn cũng cho biết: “Trong tiếng dân tộc Stiêng, nghi có nghĩa là thấy, chắc chắn”.
Viện kiểm sát đưa ra các quan điểm, lý lẽ: lời khai của các chứng cứ có phần phù hợp với lời khai của nạn nhân và hiện trường. Cụ thể, Lê Bá Mai khai khi Út ngã có nằm lên một cây mì nên Mai đã nhổ cây mì đó đi, tại hiện trường có một cây mì được nhổ.
Mai khai Út không mặc quần lót, khám nghiệm hiện trường và tử thi cho thấy Út không mặc quần lót. Mai nhận dạng đúng chiếc quần đã dùng để quấn cổ Út cho đến chết.
Đặc biệt, lời khai của Mai tại các bút lục rằng “khi chở Út đi, Út có quay lại nói với Hằng điều gì đó nhưng Mai không nghe được”. Hằng khai Út nói với Hằng ở lại giữ xe bằng tiếng dân tộc. Theo đại diện Viện kiểm sát, điều này là chứng cứ quan trọng chứng minh Mai có mặt trong ngày gây án.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm ngày 24-5-2011 của TAND tỉnh Bình Phước, chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại, tiếp tục giam giữ bị cáo cho tới ngày tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận