* Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM):
Hãy cho Mẫn một cơ hội
Nhưng ở các nước chậm phát triển, chúng ta có thể thấy tỉ lệ bạo hành gia đình rất cao. Hậu quả và tác hại của nó thật sự rất khủng khiếp nếu như chúng ta không đưa ra một giải pháp nào để giải quyết.
Thảm cảnh gia đìnhMẫn cũng là nạn nhânTôi từng là nạn nhân như MẫnBản án còn phải thể hiện tính khoan hồng
Theo quan điểm của riêng tôi, trong vụ án này chúng ta cần có sự đánh giá về mặt tâm lý của Mẫn một cách cẩn trọng hơn. Vấn đề tìm hiểu tâm lý của tội phạm là một công tác rất quan trọng và xuyên suốt từ giai đoạn điều tra cho đến khi xét xử. Có như thế hiệu quả của việc xét xử mới cao hơn và mục đích của hình phạt cũng mang lại hiệu quả hơn.
Qua vụ án, có thể thấy tâm lý của Mẫn đã bị dồn nén trước cảnh cha của em ngày nào cũng chửi bới, đánh đập mẹ và hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác đã khắc sâu vào tâm trí Mẫn, dẫn đến em bị trầm cảm và đến một điểm nào đó Mẫn đi đến thực hiện hành vi phạm tội.
Chúng ta nên nhìn nhận ở một góc độ khoa học hơn, nhân văn hơn để quyết định đến số phận của một con người. Xét cho cùng Mẫn chưa phải là một kẻ hung hãn, dã man, “trời không dung, đất không tha” và em có thể cải tạo để trở thành một công dân tốt, bởi vì Mẫn chính là nạn nhân của vấn nạn bạo hành gia đình! Hãy cho Mẫn một cơ hội, một bản án nhân đạo hơn.
* Một thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao:
Mức án tử hình là quá nghiêm khắc
Tử hình là hình phạt cao nhất đối với tội giết người. Tuyên án tử hình một con người, dù người đó phạm tội gì cũng cần được cân nhắc, xem xét toàn diện. Thông thường tòa án chỉ kết án tử hình đối với những hành vi phạm tội giết người có tính chất dã man, người phạm tội là người mất hết nhân tính, không thể cải tạo được.
Thế nên, thường khi xem xét hình phạt của các tội phạm bị xét xử với khung hình phạt cao nhất là tử hình, hội đồng phải xem xét không chỉ tính chất, hành vi phạm tội mà xem xét toàn diện nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội. Thường với những bị cáo có nhân thân xấu, nhiều tiền án tiền sự, phạm tội có tính chất côn đồ, coi thường pháp luật, luân lý, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác mới cần phải áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.
Tuy chưa có điều kiện tiếp xúc hồ sơ nhưng theo một số thông tin có được về trường hợp phạm tội của bị cáo Phan Minh Mẫn, với quan điểm cá nhân, tôi đồng ý quan điểm rằng bản án đối với người con đã giết chết cha ruột của mình cần phải nghiêm khắc, nhưng nghiêm đến mức tử hình thì cần phải xem lại. Thứ nhất, bị cáo Mẫn mới chỉ là một sinh viên, khi phạm tội mới hơn 18 tuổi nên nhận thức về pháp luật vẫn chưa đầy đủ. Về tâm lý chung, những cậu trai trẻ lứa tuổi này đều thiếu kỹ năng kiềm chế bản thân, nông nổi và xử sự theo cảm xúc.
Cộng với hoàn cảnh gia đình, bạo lực gia đình thường xuyên tác động nên bị cáo có thể nhất thời hành động phạm tội. Chưa có đủ căn cứ để kết luận bị cáo là người mất hết nhân tính, phải coi việc bị cáo chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt là tình tiết giảm nhẹ. Mức án tử hình trong trường hợp này là quá nghiêm khắc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận