25/03/2011 14:05 GMT+7

Tôi cùng trẻ mái ấm bảo vệ môi trường

NGUYỄN VIẾT DŨNG
NGUYỄN VIẾT DŨNG

TTO - Là sinh viên ngành công nghệ thông tin có phần hơi khô cứng, sau vài lần tham gia hoạt động thiện nguyện, tôi rất trăn trở muốn làm gì đó để góp phần xây dựng xã hội. Và một câu lạc bộ các bạn trẻ tình nguyện mang tên Cactus (Cây xương rồng) đã ra đời vào tháng 5-2010 với hoạt động trọng tâm là giao lưu, dạy học tại các mái ấm, nhà mở.

shYvd0pT.jpgPhóng to

Nguyễn Viết Dũng - đại sứ môi trường Bayer 2010 - và các em nhỏ mái ấm tham gia dự án vẽ tranh kêu gọi bảo vệ môi trường - Ảnh: nhân vật cung cấp

Video clip "Thay đổi để sống tốt hơn" - Nguồn: TVO

Khi tiếp cận đối tượng trẻ em đặc biệt này, tôi nhận thấy phía sau cuộc sống không được tròn trịa của các em có những tư duy, suy nghĩ và ước mơ rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Tôi muốn các bạn trẻ như tôi cũng biết được điều đó. Ước muốn đó đã thôi thúc tôi thiết kế và triển khai một dự án cho các em vẽ tranh nói lên điều các em suy nghĩ, sau đó dùng các tranh vẽ để triển lãm cho cộng đồng sinh viên tại các trường đại học.

Tình cờ được bạn bè giới thiệu chương trình Đại sứ môi trường Bayer - một chương trình xã hội dành cho các bạn trẻ yêu thích hoạt động thiện nguyện và bảo vệ môi trường, tôi đã “gả” ước muốn nói trên cho môi trường thành một dự án tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua hành động của các trẻ em kém may mắn. Ý tưởng cơ bản của dự án là dùng các tranh vẽ thể hiện ước mơ về một môi trường xanh sạch đẹp của các em bé đang sống tại các mái ấm, nhà mở để tuyên truyền và tạo ảnh hưởng đến các bạn sinh viên về ý thức bảo vệ môi trường.

Thoạt đầu tôi nghĩ mọi chuyện có vẻ đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy khó khăn vô cùng. Đó là làm sao bắt nhịp được với cách hành xử, cách bộc lộ suy nghĩ cùng các bé. Các em bé này thường có tâm lý tình cảm phức tạp, không giống cách tôi hay nghĩ về những trẻ em bình thường. Do đó, để tiếp cận các em, tôi và nhóm cộng sự đã nhờ người quen hỗ trợ và xin được tham gia một khóa huấn luyện tâm lý trẻ em của thầy Lê Khanh (Trường LiMa). Khi nắm được những nguyên lý cơ bản trong tiếp cận đối tượng trẻ đặc biệt này, chúng tôi tổ chức những buổi sinh hoạt để trò chuyện và tạo sự thân mật, gần gũi.

Trong những buổi sinh hoạt đó, chúng tôi chiếu những bộ phim hoạt hình được các bạn nhỏ yêu thích và đặc biệt là có lồng ghép những chủ đề liên quan đến môi trường nhưphim Up (Vút bay), Đi tìm Nemo, Doremon - bí mật hành tinh màu tím, Kỷ băng hà…

Bước kế tiếp, chúng tôi tổ chức những buổi học để cung cấp cho các bé kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường. Tôi cho các bé chơi các trò chơi để các bé vừa học vừa thư giãn, vừa rút ra những bài học riêng cho mình. Sau khi chắc chắn các bé đã hoàn toàn am hiểu về lĩnh vực đang tìm hiểu, chúng tôi tổ chức những buổi cho các bé vẽ tranh và tự do thể hiện suy nghĩ của mình bằng nét cọ.

Bốn lần triển lãm tranh dành cho sinh viên các trường đại học (tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Hoa Sen), nhận được sự hưởng ứng và cộng hưởng của các bạn sinh viên tham quan, tôi biết việc tôi và các bé làm đã tạo được một tiếng nói nho nhỏ, tác động đến cộng đồng bạn trẻ và lan truyền được thông điệp muốn chuyển tải: “Các em nhỏ làm được, bạn có thể làm được”.

Tôi mong ước sẽ tìm được nguồn hỗ trợ tài chính để có thể nhân rộng mô hình này trong nhiều nhà mở, mái ấm hơn nữa cũng như số lượng tranh và chất lượng tranh sẽ xuất sắc hơn, sau đó là một triển lãm có quy mô dành cho tất cả mọi người.

Tôi cũng mong muốn mang dự án này về nhân rộng tại Đà Nẵng - quê hương tôi - nơi tôi tin các cấp lãnh đạo rất quan tâm và luôn dành ưu tiên cho công tác xây dựng đô thị xanh, bảo vệ môi trường.

“Green tour” đã sẵn sàng cho Giờ Trái đất

"Green tour" (tạm dịch: Hành trình xanh) đã đi qua ĐH Nông lâm TP.HCM, CĐ Tài nguyên và môi trường TP.HCM và khép lại tại ĐH Hoa Sen vào sáng nay 25-3.

Năm CLB hoạt động về môi trường (Môi trường xanh, GoGreen, Greenagers, BYEE, 4Green) ở TP.HCM và Bệnh viện mắt Cao Thắng đã cùng thực hiện những nội dung như: hướng dẫn xếp và sử dụng túi giấy trong cuộc sống hằng ngày; phát và hướng dẫn dử dụng sticker - hướng dẫn sống xanh, hướng dẫn làm sản phẩm tái chế, lớp học hướng dẫn mô hình trồng rau thủy canh, khám mắt miễn phí… cho các bạn sinh viên.

y420mhbE.jpgPhóng to

Các sản phẩm tái chế được bày bán trong chiến dịch - Ảnh: Nguyễn Thắm

Chương trình nhằm kêu gọi các bạn sinh viên thực hiện thông điệp của Giờ trái đất 2011: “Tắt đèn 60 phút - Hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” và hưởng ứng “Đêm sự kiện” tại sân vận động Huỳnh Đức (A41 Cộng Hòa, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM) từ 19g-22g ngày mai 26-3 với nhiều hoạt động: trang trí áo Giờ Trái đất 2011, thi xếp túi giấy...

TTO mở diễn đàn "Bảo vệ môi trường từ hành động thiết thực"Cùng trẻ em mái ấm bảo vệ môi trườngTrẻ mái ấm triển lãm tranh bảo vệ môi trườngĐể Giờ Trái đất không bị "hiệu ứng ngược"Sống khiêm tốn, tiết kiệm để bảo vệ môi trường

TTO mở diễn đàn "Bảo vệ môi trường từ hành động thiết thực"

Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất với thông điệp "Tắt đèn 60 phút - Hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu", TTO cũng sẽ mở diễn đàn "Bảo vệ môi trường - từ hành động thiết thực".

Bạn có thể gửi đến diễn đàn những trăn trở, nỗi lo âu của mình trước những biến đổi của môi trường sống, bạn sẽ có những sáng kiến, kinh nghiệm thiết thực gì để hoạt động bảo vệ môi trường đi vào thực chất, góp phần xây dựng một thế giới văn minh, trong lành, hao tốn ít năng lượng và nhiều hi vọng?

Email xin gửi về tto@tuoitre.com.vn, tiêu đề ghi Diễn đàn Bảo vệ môi trường. Bài viết xin gõ Unicode, tiếng Việt có dấu, nếu có hình ảnh minh họa càng tốt (vui lòng cho biết rõ tác giả ảnh).

NGUYỄN VIẾT DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên