16/07/2010 07:53 GMT+7

Vedan lại "không hiểu"

NGUYỄN TRIỀU
NGUYỄN TRIỀU

TT - Theo dự định ban đầu cuộc họp bàn về vụ kiện Vedan do Phó chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì chiều 15-7 chỉ là họp nội bộ, nhưng trước giờ họp ông Yang Kun Hsiang - tổng giám đốc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan - và một số nhân viên của Vedan bất ngờ xuất hiện.

"Chạy nước rút" kiện VedanÔ nhiễm môi trườngMột nông dân Đồng Nai kiện VedanTôi ủng hộ anh Sơn kiện Vedan

XsZHzg5B.jpgPhóng to
Ông Yang Kun Hsiang, tổng giám đốc Vedan (đứng), vẫn cho rằng chưa thông cách tính thiệt hại của TP.HCM và xin một cuộc gặp nữa để thương lượng - Ảnh: N.TRIỀU

Phó chủ tịch Nguyễn Trung Tín đồng ý để đoàn của Vedan cùng dự.

Không thể mặc cả thêm nữa

Viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên PGS.TS Nguyễn Văn Phước khẳng định kết quả tính toán của viện về con số thiệt hại hơn 45,7 tỉ đồng mà Vedan phải bồi thường cho nông dân Cần Giờ là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Về diện tích thiệt hại mà trước đó trong văn bản trả lời UBND TP.HCM Vedan cho rằng không chính xác, ông Phước giải thích: “Vedan cần hiểu rằng diện tích mặt nước bị ảnh hưởng do ô nhiễm ở xã Thạnh An, huyện Cần Giờ theo khoanh vùng của viện (2.123,2ha) là không thay đổi, còn tổng diện tích nuôi trồng và đánh bắt bị thiệt hại thì phải lấy diện tích đó nhân với số năm bị ô nhiễm”. Về đơn giá thủy sản tính bồi thường Vedan lấy mức bình quân 21.000 đồng/kg, ông Phước cho rằng phi lý vì thời điểm hành vi xả thải trái phép của Vedan bị phát hiện, giá thủy sản bình quân phải là 50.000 đồng/kg.

Không để quá thời hiệu khởi kiện

Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, ông Nguyễn Văn Phụng cho biết đã thống nhất thời gian làm việc với đại diện Vedan vào thứ ba tuần sau, 20-7. Ông Phụng khẳng định cuộc họp phát sinh này không ảnh hưởng đến việc chuẩn bị khởi kiện của người dân: “Có lẽ đó sẽ là cuộc thương lượng cuối cùng, nếu không đạt được thỏa thuận bồi thường thì nông dân Cần Giờ sẽ nộp đơn khởi kiện. Nếu thỏa thuận được càng tốt, còn không thì phải khởi kiện ngay trong tháng 7, nhất định không để thời hiệu khởi kiện trôi qua hết”.

Ông Đoàn Văn Sơn, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho rằng trước khi có Vedan, xã đảo Thạnh An là một vùng trù phú cá tôm bậc nhất Cần Giờ. “Nhưng từ năm 1994-1995 khi Vedan bắt đầu gây ô nhiễm thì sản lượng nuôi trồng, đánh bắt của người dân cứ dần sa sút. Bây giờ xã Thạnh An thành xã nghèo nhất Cần Giờ, nghèo nhất TP.HCM, cứ 100 người thì có 60 người nghèo” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, vì tôn trọng ý kiến của Vedan rằng cần có đánh giá của cơ quan chuyên môn nên địa phương đã thống kê và sàng lọc nhiều đợt, cuối cùng căn cứ theo tính toán của Viện Môi trường và tài nguyên thì người dân chấp nhận con số thiệt hại do Vedan gây ra là hơn 45,7 tỉ đồng (trong tổng thiệt hại thống kê được là 107 tỉ đồng).

“Từ hơn 500 tỉ đồng thiệt hại thống kê ban đầu rồi hạ xuống hơn 300 tỉ đồng, bây giờ chấp nhận hơn 45,7 tỉ đồng chứng tỏ không phải người dân muốn đòi bồi thường lấy được. Chịu đựng chừng đó đã là đau lòng, nhức nhối của người dân Thạnh An rồi. Không thể mặc cả thêm nữa!” - ông Sơn nói.

Không thỏa thuận được, phải khởi kiện

Mặc dù đích thân PGS.TS Nguyễn Văn Phước giải thích như thế nhưng tổng giám đốc Vedan vẫn chưa hiểu và lại cho rằng chưa nhận được hồ sơ tính toán thiệt hại của huyện Cần Giờ. Phía Vedan còn bày chuyện tranh luận những con số mà theo Vedan là không hợp lý.

Phó chủ tịch Nguyễn Trung Tín cắt ngang: “Tính toán của Viện Môi trường và tài nguyên cùng huyện Cần Giờ như thế là hợp lý, không có gì khó hiểu. Diện tích ảnh hưởng được khoanh vùng bằng cơ sở khoa học, còn thiệt hại của người dân được cơ quan chức năng thống kê và có kiểm soát. Còn tính như Vedan, thiệt hại của nông dân trong chừng đó thời gian là hơn 1,7 tỉ đồng, tức chỉ hơn 10 tấn tôm, là không thể chấp nhận”. Ông Tín cho rằng UBND TP yêu cầu Vedan bồi thường hơn 45,7 tỉ đồng, chia đều cho 14 năm thì tính ra mỗi năm chỉ khoảng 3,2 tỉ đồng, như thế đã là ít.

Ông Yang Kun Hsiang kiến nghị thêm một cuộc làm việc với các cơ quan chức năng của TP.HCM về cách tính toán thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Phụng, chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, cho rằng “không hiểu” phía Vedan, vì trước đây nhiều lần Hội Nông dân và các cơ quan chức năng khi thống kê thiệt hại đều mời Vedan tham gia nhưng Vedan trả lời rằng không có thời gian. Tuy nhiên, để bày tỏ thiện chí, Phó chủ tịch Nguyễn Trung Tín đồng ý để Vedan làm việc thêm với các cơ quan của TP.

“Nhưng chỉ trong một hai ngày thôi, nếu các ông muốn lội xuống gặp người dân thì chúng tôi cũng sẵn sàng cho người hướng dẫn. Xin nói rõ là chính quyền không chấp nhận để người dân bị thiệt. Thực tế thiệt hại đã xảy ra rồi, nếu không thống nhất được với nhau trong cuộc gặp tới thì buộc người dân chúng tôi phải giải quyết bằng con đường khởi kiện” - ông Tín khẳng định.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thị Nga đã nói như vậy khi trả lời với các cơ quan báo chí tại buổi họp báo định kỳ diễn ra sáng 15-7. Bà Nga cho biết vụ việc Vedan chưa đi đến hồi kết là thỏa thuận hay hỗ trợ.

* UBND tỉnh Đồng Nai nghĩ gì khi TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giúp dân kiện Vedan, còn Đồng Nai lại chưa quyết liệt?

- Chúng tôi khẳng định khi giải quyết vụ Vedan, UBND tỉnh Đồng Nai làm với tinh thần trách nhiệm rất cao. Làm thận trọng, cân nhắc để đảm bảo đúng trình tự pháp luật. UBND tỉnh đã giao cho các ngành liên quan rà soát, giải quyết vụ Vedan bằng thể thức hành chính hay cơ quan tư pháp. Còn việc lấy cách làm của TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu thì chúng tôi không chọn cách làm đó, nghĩa là mỗi địa phương có cách làm khác nhau.

* Trách nhiệm của tỉnh như thế nào khi để người đòi khởi kiện lại tìm đến các luật sư và cơ quan báo chí?

- Tỉnh làm với tinh thần trách nhiệm rất cao nhưng đừng ngộ nhận sao lại để dân tìm đến cơ quan báo chí hoặc luật sư. Người dân được quyền chọn luật sư hoặc đơn vị đoàn thể. Tỉnh vẫn đang có trách nhiệm giải quyết vụ việc của dân.

* Tỉnh nghĩ như thế nào khi Hội Nông dân đưa ra mức hỗ trợ 15 tỉ đồng rồi UBND tỉnh đưa ra số tiền đòi bồi thường gần 120 tỉ?

- 15 tỉ hay 120 tỉ là một quá trình tiền tố tụng mà các ngành đưa ra, rà soát khi chưa kiện ra tòa án.

* Trong văn bản của cơ quan chức năng giải quyết vụ Vedan có nhắc đến việc “giữ mối quan hệ”. Vậy đây là quan hệ gì, chúng tôi muốn biết rõ?

- Việc này thể hiện trong văn bản ra sao chúng tôi sẽ rà soát và trả lời sau.

* Quan điểm của Đồng Nai chọn hướng đòi bồi thường hay hỗ trợ?

- Xác định bồi thường hay hỗ trợ phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Trên cơ sở rà soát vụ Vedan, chúng tôi sẽ xác định hình thức hỗ trợ hay đòi bồi thường.

* Cách giúp nông dân đòi quyền lợi của Đồng Nai đang chậm, trong khi thời hiệu khởi kiện đã cận kề. Nếu quá thời hạn, nông dân bị thiệt thòi, ai chịu trách nhiệm?

- Quan điểm của chúng tôi tiến hành giải quyết có trách nhiệm, nỗ lực làm sao để tốt nhất cho dân. Nếu người dân bị thiệt hại, cơ quan nào để xảy ra như vậy, lúc ấy chúng tôi sẽ kết luận và quy trách nhiệm.

Tại buổi họp báo thay mặt Tỉnh ủy Đồng Nai, ông Huỳnh Văn Tới - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai - nói: “Tỉnh ủy thống nhất rõ ràng với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên - môi trường và giải quyết nguyện vọng của người dân trong vụ Vedan. Sự kiện Vedan xảy ra bất ngờ, quá lớn và không ai muốn. Nguyện vọng của dân hiện nay là yêu cầu Vedan khắc phục hậu quả gây ra và bảo vệ dòng sông Thị Vải”.

* Quan điểm của tỉnh ủy khi chỉ đạo giải quyết vụ Vedan ra sao?

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai rất kiên quyết trong lãnh đạo và hiện chúng tôi rất nóng ruột. Ngay cả kết luận gần đây của thường trực tỉnh ủy cũng nêu ra một số khó khăn trong giải quyết vụ việc. Chúng tôi nêu khó khăn, đôn đốc các ngành tham gia giải quyết chứ không ép ai. Tuy nhiên, hiện nay ý kiến kiện hay yêu cầu hỗ trợ vẫn còn khác nhau.

Đòi đền bù thông qua thương lượng hay đòi đền bù bằng cách kiện ra tòa, đưa ra xét xử thì tỉnh vẫn đang rà soát, tính toán.

Thử hình dung các nhà chuyên môn đi thẩm định lại diện tích thiệt hại trong quá khứ là rất khó... Thực tế hiện nay căn cứ vào kết luận của Viện Môi trường và tài nguyên nhưng viện đó là của một trường ĐH và trong kết luận đưa ra cũng thể hiện chỉ mang tính tham khảo. Họ đưa ra một bản tính toán vùng ô nhiễm để tính toán mức độ thiệt hại của dân thì cũng phải có quá trình xử lý. Địa phương phải lồng ghép bản đồ, xác định thiệt hại cho khoảng 5.000 hộ dân và phải định lượng, tính toán cho từng hộ trong khi thời hạn pháp luật để kiện lại cận kề đang là một hành trình rất khó để chạy đua với thời gian.

NGUYỄN TRIỀU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên