18/05/2011 07:00 GMT+7

Kỷ vật của Bác Hồ - Kỳ 2: 1.000 ngày trên đất Thái

HÀ HƯƠNG
HÀ HƯƠNG

TT - Một ngày tháng 9-1969, người thanh niên Ngô Vĩnh Bao lặng lẽ cất vào ngăn tủ một chiếc băng tang. Chiếc băng tang được ông giữ lại sau lễ viếng Bác Hồ. Rồi ngăn tủ có thêm một viên gạch xây lăng ông tìm thấy ở quảng trường Ba Đình năm 1976.

1.000 ngày “theo chân Bác”

Gần 40 chuyến đi trong suốt 1.000 ngày ở Thái Lan, ông Ngô Vĩnh Bao kiên trì lần theo từng chút thông tin, đầu mối cho biết về những địa điểm Bác Hồ từng đi qua từ năm 1929-1931. Cứ hết giờ làm việc ở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khonkaen (Thái Lan), ông Bao lại vùi đầu nghiên cứu hàng chục cuốn hồi ký của những Việt kiều từng hoạt động với Bác Hồ tại Thái Lan, các bài viết hay câu chuyện kể của Người.

Năm 1911

Tháng 6, sau ngày 5: Sau khi nhận việc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, Nguyễn Tất Thành viết thư về cho thầy giáo Hải, dạy tiếng Pháp ở Trường Dục Thanh báo tin mình đã đi ra nước ngoài.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

- Hồi ức của các ông: Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Ðăng Lầu, Từ Trường Phùng, học sinh Trường Dục Thanh năm học 1910-1911. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Tư liệu của cuộc Hội thảo khoa học Bác Hồ với Thuận Hải, Thuận Hải với Bác Hồ, tháng 5-1986. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh. (...)

Tháng 10, trước ngày 31: Nguyễn Tất Thành vẫn làm việc trên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, theo hành trình con tàu trở về Sài Gòn.

- Hồi ký của Từ Trường Phùng.

- Sổ lĩnh lương tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh, ghi rõ nhận lương tại Sài Gòn, ngày 16-10-1911, chữ ký Văn Ba).

Tháng 10, ngày 31: Từ Sài Gòn Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển số tiền 15 đồng cho cha là Nguyễn Sinh Huy. Số tiền trên đã được ông Nguyễn Sinh Huy ký nhận ngày 9-11-1911.

- Hồ sơ của Chánh mật thám Trung kỳ lập tại Huế, ngày 12-1-1923. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- D.Hémery: Jeunesse d’un colonisé, genese d’un exil..., Approche - Asie No11 - 1992, p.132.

(Sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 1 (1890-1929) NXB Chính Trị Quốc Gia năm 2006, trích trang 41, 42 và 45).

Lật cuốn tư liệu mô tả hành trình của ông Thầu Chín (tên của Bác Hồ thời ở Thái Lan) trong ba năm tại Thái Lan, ông Ngô Vĩnh Bao xúc động nói: “Tôi trở đi trở lại trên những con đường Bác đã đi qua. Mỗi chặng hành trình của Bác, tôi cố gắng trở lại, đôi khi không phải chỉ để tìm kiếm kỷ vật mà để cố gắng hiểu tâm trạng của Người”.

Có lần ông Bao đi tìm nơi Bác Hồ đã viết một bài thơ. Một người Thái tốt bụng đã đưa ông đi tìm khúc sông hằng ngày Bác vẫn ngồi ngắm cảnh. “Có những lúc ròng rã tìm kiếm mấy ngày trời rồi lại thất vọng về không”, ông Bao kể về những ngày đầu dò đường đi tìm kỷ vật Bác Hồ ở Thái.

Cứ mải miết đi về từng chuyến như vậy, nhưng có những kỷ vật của Bác ông tìm ròng rã suốt ba năm trời trên đất Thái. Chỉ chiếc phản gỗ đặt trang trọng giữa nhà, ông Bao bồi hồi nhớ lại: “Tôi tìm chiếc phản này suốt thời gian ở Thái Lan, may mắn đến lúc sắp về nước mới tìm thấy. 80 năm, chiếc phản đã kịp qua tay 10 người chủ. Tôi là người chủ thứ 11 của chiếc phản này đấy”.

Đó là chiếc phản gỗ mà Bác Hồ đã ngủ trong những ngày ở lại hiệu thuốc của ông Đặng Văn Cáp (năm 1929). Sau đó không lâu ông Cáp bị bắt, những Việt kiều ở Thái Lan chia nhau cất giữ tài sản trong hiệu thuốc.

Ông Bao kể: “Tôi đến Thái chỉ biết một đầu mối duy nhất là chiếc phản được ghép từ ba miếng gỗ, miếng giữa lớn và nguyên, còn hai miếng bên cạnh có vết nứt. Rồi tình cờ tôi tìm thêm được hồi ký của ông Cáp, dò hỏi từng gia đình Việt kiều về chiếc phản gỗ. Ký ức gần 80 năm người nhớ người quên, người nhớ cũng không rõ ràng gì. Tôi cứ tìm hết người chủ này đến người chủ kia, đến người thứ 10 thì tôi tìm thấy chiếc phản.

Có một điều mà suốt ba năm đi tìm chiếc phản ông Bao không thể ngờ tới là những Việt kiều ở Thái đã giữ gìn nó như giữ gìn sinh mạng của chính mình và luôn mong ngày chuyển chiếc phản về Tổ quốc. Ngày ông tìm đến nhà ông Bùi Bá Ba ở tỉnh Sakon Nakhon, người chủ thứ 10 của chiếc phản đang bị nhồi máu cơ tim phải cấp cứu trong bệnh viện.

“Tôi nhớ lúc tôi theo cô con gái vào thăm ông Ba, ông ấy còn yếu và chưa nói được. Cô con gái cầm tay cha hỏi: người này có thể xin lại chiếc phản gỗ mang về Việt Nam không? Ông Ba gật đầu mà khóe mắt rơm rớm” - ông Bao xúc động kể.

Những kỷ vật của cuộc đời

1.000 ngày “theo chân Bác” mang lại những kỷ vật vô giá như chiếc phản gỗ, chiếc ghế Bác từng ngồi làm việc, viên gạch lát nền nhà ở bản Mạy (tỉnh Nakhon Phanom), hai chiếc chân đèn bằng gỗ Bác Hồ dùng năm 1929... Những kỷ vật này được ông cất cẩn thận như một phần máu thịt của mình suốt nhiều năm qua.

Ông Ngô Vĩnh Bao còn giữ được 20 cuốn hồi ký của các Việt kiều từng hoạt động cùng Bác trong thời gian Người ở Thái. “Đọc hồi ký tôi biết họ đã cùng Bác đi đến những điểm nào, trong thời gian bao lâu. Ráp nối các chi tiết đó, tôi đã vẽ được toàn bộ hành trình của Bác đi qua chín tỉnh Thái Lan từ năm 1929-1931”, ông Bao nhớ lại.

Riêng bản đồ hành trình, các tư liệu ghi chép Bác Hồ đã đi những đâu, gặp gỡ ai, ảnh tư liệu hay nhân chứng hành trình của Bác, ông Bao tập hợp trong ba tập dày.

Nhìn kho tư liệu chật kín các ngăn tủ, ông Bao nói: “Ban đầu tôi thu thập tư liệu về Bác Hồ chủ yếu để làm một bộ sưu tập chi tiết về ba năm Người sống và hoạt động ở Thái Lan. Nhưng sau khi hoàn thành xong ba tập, tư liệu vẫn còn ngập cả một gian phòng lớn. Tôi sắp xếp lại theo thứ tự thời gian từ lúc Bác còn nhỏ đến ngày Bác ra đi, xếp đi xếp lại đến 19 tập dày”.

Đối với ông, những kỷ vật về Bác Hồ từ lâu đã trở thành một phần đời không thể thiếu của mình...

5N7ttNfE.jpgPhóng to

Ông Ngô Vĩnh Bao và cuốn tư liệu về hành trình của Bác Hồ từ năm 1911 Ảnh: Tiến Thành

Ông Ngô Vĩnh Bao sinh ở Vientiane (Lào) năm 1944. Năm 2 tuổi, ông theo gia đình di cư sang Thái Lan. Mãi đến năm 1960 gia đình ông mới hồi hương về Việt Nam. Ông Ngô Vĩnh Bao học phổ thông, đi làm công nhân, học đại học rồi về công tác tại văn phòng Cục Phục vụ (Bộ ngoại giao). Từ năm 1999-2002, ông giữ chức lãnh sự tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở tỉnh Khonkaen (Thái Lan). Nhiều Việt kiều ông gặp trong hành trình 1.000 ngày “theo chân Bác” là người quen cũ thời còn sống trên đất Thái.

_________________

Người phụ nữ Mỹ tận tụy đến gõ từng cánh cửa của các sứ quán, bảo tàng, trung tâm lưu trữ... của nhiều quốc gia trên thế giới để tìm kiếm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà không nhớ rõ bao nhiêu cánh cửa đã mở rộng với mình...

Kỳ tới: Hành trình của người phụ nữ Mỹ

HÀ HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên