23/04/2007 04:12 GMT+7

Không thể chuộc lỗi - Kỳ 2: "Trại cải huấn"

ALLEN HASSAN (First News biên dịch)
ALLEN HASSAN (First News biên dịch)

TT - Tôi cùng vài y tá hải quân đi đến một xã trong chương trình tiêm chủng và chăm sóc trẻ em định kỳ của chúng tôi ở Quảng Trị. Ở đó, tôi đã chứng kiến những điều còn kinh khủng hơn nữa của chiến tranh.

qYMwdzn2.jpgPhóng to
TT - Tôi cùng vài y tá hải quân đi đến một xã trong chương trình tiêm chủng và chăm sóc trẻ em định kỳ của chúng tôi ở Quảng Trị. Ở đó, tôi đã chứng kiến những điều còn kinh khủng hơn nữa của chiến tranh.

Kỳ 1: Ở tâm điểm cuộc chiến

“Chuồng cọp”

Trong xã này, lần đầu tiên tôi thấy một “trại cải huấn”. Cũng giống như nhiều trại tù tương tự được thiết lập bằng nguồn tài trợ của Mỹ và do chính quyền Nam VN quản lý một cách tồi tệ, “trại cải huấn” trong xã này chật kín hàng ngàn con người gần như trần truồng, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ con, bị cho là tù binh chiến tranh. Cái gọi là “trại cải huấn” dùng để giam giữ cư dân địa phương bị vây bắt mà không có chứng cứ xác đáng và đối xử với họ như súc vật. Họ bị buộc phải nhận tội, bị giam cầm mà không có xét xử và bị đối xử một cách tàn nhẫn.

Đây chưa phải là phương cách tồi tệ nhất mà chính quyền Nam VN và Mỹ áp dụng. Những người bị tình nghi có hành động chống đối chính quyền Nam VN còn bị nhốt trong các “chuồng cọp” rất chật hẹp và đầy nghẹt người. Những “chuồng cọp” này được néo chặt bằng những cột tre dày đặc, cách khoảng chưa đầy một tấc. Mỗi “chuồng” dài chừng 6m, rộng 3m và cao khoảng hơn 1m. “Chuồng cọp” rất thấp nên tù nhân không thể đứng dậy được. Mỗi “chuồng” như thế giam đến 20 người. Họ được nuôi ăn thông qua những lát gỗ mỏng và buộc phải sống chung với những thứ cặn bã phân, nước tiểu mà họ thải ra. Tôi cũng thấy cảnh người ta mắng nhiếc, khạc nhổ lên những người bị giam trong “chuồng”.

dEjrUB6H.jpgPhóng to

Hai mẹ con trúng bom Mỹ được đưa vào bệnh viện - Ảnh: Honda Katshuishi (Nhật)

Khi tôi đi bộ ngang qua những “chuồng cọp”, các tù nhân đã nhận biết tôi là một người Mỹ mặc thường phục. Tôi được biết những du kích cộng sản trung kiên nhất sẽ bị giam cầm rất lâu trong “chuồng cọp”. Những tù nhân bị liệt vào hạng “tội nặng nhất” sẽ bị hành hạ và bỏ lờ đi cho đến chết. Thường thường, các “chuồng” được xây dựng ở những nơi trống trải nên nhiều tù nhân đã chết vì bị mất nước dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Họ cũng chết vì đói khát và căng thẳng khi bị giam lâu ngày trong những “chuồng” chật chội, nơi mà đúng ra còn không thích hợp để nhốt súc vật nữa.

Ngoài ra, tôi cũng được biết những tù nhân “ngoan cố” nhất - những nhà cách mạng kiên cường đến cùng - những người bị xem như không có hứa hẹn “cải hối” được, thì đừng mong ngay cả việc bị đưa vào “trại cải huấn”. Sau này tôi mới biết trong chiến tranh có khoảng 40.000 người Việt bị chính quyền Nam VN và Mỹ sát hại trong các chiến dịch Phượng hoàng của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Chính đây là nơi đề xuất thiết lập các “trại cải huấn”. Theo Stuart Herrington - tác giả của cuốn sách về chiến dịch Phượng hoàng, những thường dân VN bị phát hiện có giữ ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà, có radio, có thuốc men nhiều hơn mức cá nhân cần dùng, đều bị qui là Việt cộng và sẽ bị giết ngay tức khắc.

“Trại cải huấn” mà tôi mô tả chỉ là một khía cạnh khác của cuộc chiến tàn bạo, mất nhân tính. Tại VN, có lần tôi đã nghe từ miệng một sĩ quan quân đội rằng cần phải giết cả con cái của những người bị tình nghi là Việt cộng nữa, vì chúng như trứng chấy rận, rồi sẽ lớn lên và trở thành kẻ thù nguy hiểm.

IWLFRl4E.jpgPhóng to
Một em bé ở Quảng Trị bị mảnh bom làm hỏng mắt nhưng không làm mất được nụ cười của em - Ảnh tư liệu
“Trở về với thế giới”

Thỉnh thoảng, ngay trong quân đội đã xuất hiện tiếng rì rầm lo sợ hoặc trạng thái tuyệt vọng. Hình như những người lính trẻ đã nghĩ và hi vọng rằng tôi, với tư cách là một bác sĩ có thể có chút ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo chính trị ở quê nhà trong việc đưa họ trở về nhà sớm hơn. Có lẽ vì tôi là một bác sĩ nên một số quân nhân trông chờ ở nơi tôi nhiều hơn là đối với sĩ quan chỉ huy của họ. Rất bất ngờ, một binh sĩ giãi bày với tôi cảm giác và nỗi sợ hãi của anh ta. Một số quân nhân cố tìm cách làm cho tôi nghe họ nói và giúp họ “trở về với thế giới” - là cách ám chỉ trở về nước Mỹ - càng nhanh càng tốt.

Trong một cuộc viếng thăm quân nhân Mỹ, tôi nghe một lính thủy quân lục chiến trẻ buột miệng: “Mẹ kiếp! Chúng ta đang thua trận. Mọi thứ đều là đồ chết tiệt. Chúng ta đi hành quân và cố tìm diệt kẻ địch, nhưng không biết kẻ thù của mình ở đâu. Nếu chúng ta chạm trán ngay bây giờ, trận chiến sẽ kết thúc nhanh vì họ đang ở thế thượng phong và chủ động, họ sẽ tấn công chúng ta tả tơi”. Một người lính trẻ khác nói với tôi: “Này bác sĩ! Hãy nói với công chúng là chiến tranh đang hồi bế tắc và không còn lý do biện minh nữa. Các sĩ quan chỉ huy không còn dẫn dắt chúng tôi ra trận, họ cũng không đi theo chúng tôi nữa. Họ sợ bị bắn hoặc hứng chịu mảnh bom đạn, nhưng họ cứ ra lệnh buộc chúng tôi phải ra mặt trận. Chúng tôi nhận lệnh phải đi tuần tra và sẽ chết như ruồi muỗi ấy”.

Là một cựu binh thủy quân lục chiến, khi nghe những lời này từ những quân nhân Mỹ trẻ tuổi hoặc từ những chàng trai thủy quân lục chiến, tôi cảm thấy thật thảm thương và buồn xé ruột. Nhận định của những quân nhân này nhắc nhở tôi hãy đừng hậu thuẫn với chính quyền Mỹ trong việc tiếp tục dính líu vào chiến tranh VN.

Don Luce điều trần trước Quốc hội

Là đại diện của Tổ chức International Voluntary Services và World Council of Churches, Don Luce đã phục vụ 12 năm tại VN. Năm 1971, ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về những hoạt động của chính phủ có liên quan tới hối lộ, tham nhũng và việc tra tấn người VN.

- Về việc người Mỹ tham gia các vụ tra tấn: “Khi tôi (Don Luce) nói chuyện với những người từng bị giam trong các trung tâm thẩm vấn rồi sau đó được thả ra, cùng với việc đặt những câu hỏi tổng quát với hàng trăm người bình thường khác, tôi đã nhận được ý kiến chung của người VN. Họ nói rằng hầu hết những người bị bắt đều bị tra tấn ngay tức khắc rồi sau đó chuyển đến một trung tâm thẩm vấn, hoặc một đồn cảnh sát và lại tiếp tục bị tra tấn. Còn với câu hỏi là liệu người Mỹ có dính líu gì đến các vụ tra tấn hay không thì họ nói trong nhiều trường hợp là có sự hiện diện của người Mỹ. Vì thế, người Việt có cảm giác người Mỹ thường theo dõi việc tra tấn và thỉnh thoảng còn tham gia tra tấn nữa”.

- Về việc tái định cư cưỡng bức: “Từ năm 1965, chúng ta (người Mỹ) bắt đầu ép buộc dân chúng rời khỏi nơi cư trú của họ. Cụ thể, chúng ta đã đưa 1/3 dân chúng ở vùng nông thôn lên sinh sống tại các thành thị, xung quanh các căn cứ không quân. Chúng ta trả tiền cao để họ ngủ với binh lính, giặt ủi quần áo hoặc những công việc đại loại như thế. Sự bất ổn ở thành thị là hậu quả tất yếu của những gì chúng ta thực hiện hồi năm 1965 khi buộc các nông dân rời khỏi nơi sinh sống của họ. Điều đó đã phá hủy phần quan trọng nhất của xã hội VN là đời sống gia đình. Đàn ông buộc phải gia nhập quân đội. Phụ nữ thì giặt ủi quần áo cho binh lính Mỹ, những cô gái thì làm trong các quán bar hoặc nhà thổ, còn các cháu bé thì đi đánh giày, giữ xe, rửa xe và trộm cắp. Đó là sự phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của xã hội”.

Rồi tia sáng hi vọng từ ánh mắt của cậu tắt hẳn. Cậu bé đã chết trên tay tôi sau 12 giờ phẫu thuật mệt lử. “Người Mỹ đã giết chết con tôi!” - người mẹ hét lên, quị xuống khi tôi báo cho bà biết. Tiếng khóc than của bà nghe sao mà thảm thương đến thế. Đối với tôi, đêm hôm đó là một đêm đặc biệt.

Kỳ tới: Cuộc hành quân “Ánh cầu vồng”

ALLEN HASSAN (First News biên dịch)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên