* Lào bày tỏ lo ngại tình hình ở biển Đông
Nam Hải 9 - "nước lớn" lại cư xử không đàng hoàngCảnh giác: báo TQ khen "đặc công nước VN nhất thế giới"5 tàu Trung Quốc vây ép, đâm hỏng tàu kiểm ngư Việt Nam
Thông qua việc này, Việt Nam chính thức công nhận PCA có tư cách pháp lý cần thiết để tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra, cung cấp các hỗ trợ thích hợp khác liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế do PCA tiến hành tại Việt Nam, cũng như tiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này của PCA tại Việt Nam.
Với việc ký kết thư trao đổi về hợp tác, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo cán bộ pháp lý. PCA sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các thông tin chung hoặc tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành.
PCA là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại The Hague (Hà Lan) gồm 115 quốc gia thành viên, được thành lập vào năm 1899 để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Ngày nay, phạm vi xét xử của PCA còn mở rộng ra ngoài các thực thể quốc gia sang các bên tư nhân, các tổ chức liên chính phủ khác.
Theo thạc sĩ Mạc Thị Hoài Hương (khoa pháp luật quốc tế thuộc ĐH Luật Hà Nội), PCA có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác.
Được biết, Philippines đã kiện Trung Quốc ra PCA. (Bạn đọc theo dõi hồ sơ “Philippines kiện Trung Quốc như thế nào?” trên Tuổi Trẻ số ra từ ngày 22-6 và tuoitre.vn).
* Sáng 23-6, Bộ Ngoại giao Lào đã gửi công hàm trả lời công hàm của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào về tình hình trên biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm nêu rõ: CHDCND Lào cho rằng biển Đông là khu vực quan trọng và nhạy cảm, do đó việc duy trì và thúc đẩy hơn nữa hòa bình, ổn định, hợp tác là hết sức quan trọng. CHDCND Lào đang theo dõi chặt chẽ, lo ngại về diễn biến tình hình ở biển Đông và đề nghị các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận