"Quân đội không tăng biên chế"3 thứ trưởng Bộ Công an được phong thượng tướng
Phóng to |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định phong hàm thượng tướng cho Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam - Ảnh: Nguyễn Khang |
Trình bày dự thảo Luật công an nhân dân (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an, đại tướng Trần Đại Quang cho biết: “Bộ Chính trị yêu cầu việc phong, thăng cấp tướng trong lực lượng công an phải được quy định chặt chẽ trong luật, đúng nhu cầu, nghiên cứu tách lương khỏi quân hàm để việc thăng, phong quân hàm đáp ứng được nhiệm vụ chỉ huy. Quân hàm cấp trưởng phải cao hơn cấp phó một bậc. Không quy định địa bàn trọng yếu hoặc lĩnh vực công tác đặc biệt để phong hàm cấp tướng. Thống nhất cấp hàm của công an và quân đội ở địa phương phải tương đương nhau”.
Công an sẽ ít tướng hơn
"Phải nghiên cứu để quy định tách lương ra khỏi quân hàm, bởi thời gian qua có chuyện dễ dãi trong phong, thăng quân hàm cũng là để giải quyết chế độ lương" Ông Nguyễn Doãn Khánh(phó trưởng Ban Nội chính trung ương) |
Theo ông Quang, Bộ Công an chỉnh lý lại dự thảo luật. Theo đó, quy định thời hạn thăng cấp bậc hàm từ đại tá lên thiếu tướng là bốn năm, đối với việc thăng cấp bậc từ thiếu tướng trở lên giữ nguyên theo quy định hiện hành là không quy định thời hạn mà do yêu cầu thực tế.
“Hiện nay chỉ bộ trưởng có cấp bậc hàm đại tướng. Trong dự án luật, chúng tôi dự kiến quy định thêm một chức danh là thứ trưởng kiêm phó bí thư đảng ủy công an trung ương cũng có cấp bậc hàm đại tướng. Trong các tổng cục thì công an không có chính ủy, cho nên chúng tôi quy định cấp trưởng là trung tướng và phó tổng cục trưởng kiêm phó bí thư đảng ủy là trung tướng. Chúng tôi nghĩ rằng phó bí thư đảng ủy phụ trách công tác Đảng, công tác tổ chức cũng tương đương với cấp chính ủy trong quân đội. Còn lại các cấp phó khác thì cấp bậc hàm thấp hơn cấp trưởng” - ông nói.
“Về cấp huyện, chúng tôi thống nhất cấp bậc hàm cao nhất là thượng tá, tương đương với quân đội, chứ không đưa lên đại tá. Ở cấp tỉnh, dự thảo quy định với Hà Nội và TP.HCM là địa bàn đặc biệt quan trọng, số lượng cán bộ sĩ quan công an nhân dân rất lớn, nên quy định trần cấp bậc giám đốc là trung tướng. Ba TP trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai là những tỉnh đông dân thì chúng tôi cũng kiến nghị quy định giám đốc có trần cấp bậc hàm thiếu tướng. Còn lại các tỉnh thành khác thì trần cấp bậc hàm đại tá, tương đương với quân đội” - Bộ trưởng Trần Đại Quang trình bày thêm.
Như vậy, so với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đây (sau đó xin rút ra khỏi chương trình của Quốc hội), dự án lần này giảm đáng kể vị trí được phong cấp hàm tướng, trần cấp hàm trưởng công an cấp huyện cũng được giảm từ đại tá xuống thượng tá. Đặc biệt, nếu so với số lượng cán bộ giữ cấp hàm tướng hiện nay trong lực lượng công an (nhiều tổng cục có 3-5 trung tướng, hơn 2/3 giám đốc công an tỉnh thành đeo lon cấp tướng - PV) thì dự thảo luật sẽ làm giảm đáng kể.
Quân đội sẽ rất nhiều trung tướng, nếu...
Trình bày quan điểm của Bộ Quốc phòng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đồng tình với quan điểm phải thống nhất tương đồng các vị trí trong công an và quân đội.
“Vừa qua chúng tôi có đề nghị phong một số chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh là thiếu tướng thì trong anh em cũng có thắc mắc là không biết tại sao xác định địa bàn này là trọng điểm mà địa bàn kia lại không phải là trọng điểm” - ông Thanh cho biết.
Theo dự thảo luật, lãnh đạo tổng công ty thuộc quân đội không được phong quân hàm cấp tướng.
Liên quan đến quy định mỗi tổng cục có hai trung tướng trong dự thảo Luật công an nhân dân (sửa đổi), đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng nếu quân đội cũng quy định tương đương như vậy thì sẽ có rất nhiều trung tướng.
“Chúng tôi có các tổng cục, rồi các quân khu, quân đoàn cũng tương đương, vậy thì nhiều lắm. Trong cơ quan mà ông trưởng ông phó đều đeo lon như nhau thì cũng khó coi. Ở cấp tỉnh, công an quy định có thêm sáu tỉnh thành có cấp hàm tướng trong khi quân đội vẫn quy định là đại tá. Anh em có ý kiến rằng công an lên thì quân đội cũng phải lên, vì đều là thường vụ tỉnh, thành ủy cả, nhưng anh thì tướng anh thì tá, mà tầm quan trọng thì không thể nói anh nào hơn anh nào được” - ông Thanh bày tỏ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quân đội và công an có nhiệm vụ khác nhau và tổ chức, biên chế khác nhau nên có quy định phải khác nhau. Theo luật hiện hành, quân đội có ba vị trí có thể phong đại tướng là bộ trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và tổng tham mưu trưởng, công an thì chỉ bộ trưởng là đại tướng. Bên quân đội có chức danh chính ủy, quân hàm tương đương chỉ huy. Bên công an thì chỉ có chỉ huy và cấp phó phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị chứ không có chính ủy. Vì vậy, quy định trong hai dự thảo luật này vừa phải đảm bảo thống nhất, tương đồng, vừa phải đảm bảo tính đặc thù.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý trình hai dự luật lên Quốc hội xem xét, quyết định.
Liên quan đến vấn đề tách lương ra khỏi quân hàm, Thủ tướng cho biết hiện nay các đề án cải cách tiền lương vẫn đang được nghiên cứu, xây dựng nên chưa thể đưa vào luật mà trước mắt để Chính phủ quy định.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật Đề cập công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là tiến độ xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, Thủ tướng nói: “Tôi đề nghị các đồng chí bộ trưởng phụ trách lĩnh vực cần quan tâm, chỉ đạo khẩn trương xây dựng đúng tiến độ 12 dự án luật trong quý 2. Về các văn bản quy định chi tiết còn nợ, đề nghị các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các bộ trưởng thúc đẩy quyết liệt khâu này. Những văn bản đã trình rồi thì sớm xem xét, biểu quyết để thông qua. Còn những văn bản đang chuẩn bị thì phải đẩy nhanh tiến độ lên”. Liên quan đến những dự án cụ thể, Thủ tướng khẳng định Luật tổ chức Chính phủ và Luật chính quyền địa phương là hai luật rất quan trọng để thi hành Hiến pháp, Bộ Nội vụ cần khẩn trương chuẩn bị, báo cáo thường trực Chính phủ nghe trước xem những gì mới, những gì định sửa để đưa ra làm cho đúng, cho rõ. “Cạnh đó là luật về lập hội, tôi đề nghị tên luật như vậy, chứ không nên lấy tên luật về hội. Hiến pháp quy định công dân có quyền lập hội theo quy định của luật, như vậy chúng ta phải ban hành luật để cụ thể hóa vấn đề này” - Thủ tướng nói. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận