Đó là những thông tin được PV, CTV Tuổi Trẻ cập nhật về từ hiện trường cơn bão số 11.
Diễn biến bão tại Đà Nẵng Diễn biến bão tại Quảng NamDiễn biến bão tại Thừa Thiên - HuếVideo clip: Bão quần thảo Đà Nẵng trong nhiều giờ liền |
9g40 sáng 15-10, hàng chục PV, CTV Tuổi Trẻ khu vực bão số 11 càn quét sau nhiều giờ tơi tả cùng gió bão đã bàng hoàng không tin vào mắt mình: thành phố Đà Nẵng chỉ sau một trận bão đã tan hoang phố xá, nhà cửa; cây cối, cột điện ngã đổ ngổn ngang...
Đà Nẵng: tan hoang
Hiện nhiều tuyến đường trên toàn địa bàn TP Đà Nẵng đã bị ách tắc do cây xanh, trụ điện ngã đổ chắn hết lối đi, điều này gây khó khăn cho lực lượng cấp cứu 115 khi tiếp cận và vận chuyển bệnh nhân.
Theo dự đoán của bác sĩ Minh, số lượng bệnh nhân cấp cứu có thể sẽ còn tiếp tục tăng nếu người dân chủ quan, tiếp tục đổ ra đường để bắt cá hoặc lượm nhặt các vật liệu bị hư hại do bão số 11 gây ra tối qua.
Hàng ngàn cây cối đổ rạp trên các tuyến đường phố ở Đà Nẵng khiến giao thông bị cô lập cục bộ. Đường Quang Trung, Dũng Sỹ Thanh Khê…nhiều đoạn do bị cây cối, trụ điện đổ chắn ngang đường khiến giao thông bị ách tắc.
Phóng to |
Cây cối, trụ điện đổ chắn ngang đường Dũng Sỹ Thanh Khê. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Sau khi cơn bão càn qua, nhiều tuyến phố đã bị tắc do cây đổ. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Gió bão giật dữ dội trên đường Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Đường Trần Cao Vân chìm trong biển nước. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Nhà dân cố giữ lại mái tôn trong cơn bão. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Nhà dân ở phường Xuân Hà bị đánh sập. Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Cột điện gãy và tôn bay trên đường phố ở quận Hải Châu - Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Loạt kè chắn dọc bờ biển Đà Nẵng bị đánh tan hoang - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Cây to bị gãy cành, tróc gốc ở Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Đường phố đầy những tàn dư của bão - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Gió thổi rạp cả cây dọc đường phố Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Những mái nhà bị gió thổi tốc ở Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Bảng quảng cáo bị gió bão đánh nát - Ảnh: Thuận Thắng |
Trong khi đó, các tuyến phố như Trần Cao Vân, Yên Khê 2….nước ngập gây lụt cục bộ. Nhiều công sở như Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, Bệnh viện Da liễu, nhà khách Sở tài chính đã bị gió bão đánh sập tường…
Video clip bay mái tôn ở Đà Nẵng của bạn đọc gửi
Video clip do bạn đọc Võ Viễn Quang quay lúc 6g30 sáng 15-10 tại khu vực khách sạn Gold, 24 Núi Thành, Đà Nẵng |
8g50. PV Hữu Khá cho biết mực nước của các sông ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đã lên mức báo động 3. Do vậy, cảnh sát giao thông hiện vẫn cấm xe tuyến QL1A đoạn Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế.
Ở khu vực ngoại thành Đà Nẵng, do cây và trụ điện đổ hàng loạt, nhiều tôn và các chướng ngại vật khác trên mặt đường nên một số tuyến đường vẫn bị hạn chế đi lại.
8g30, PV Viễn Sự ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) thông tin mới nhất: tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn đi ngang quận này đang bị ách tắc hoàn toàn do có một đường ray khoảng 100m bị cây xanh và cột điện ngã chắn ngang.
Công nhân đường sắt tại đây đang khẩn trương dọn dẹp để thông tuyến.
8g10. Cũng từ Đà Nẵng, PV Hữu Khá thông tin: ngay 8g sáng nay 15-10, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc họp khẩn để báo cáo tình hình khắc phục bão.
Báo cáo nhanh cho biết hiện bão số 11 đã làm 11 người ở Đà Nẵng bị thương. Riêng các thiệt hại khác như nhà tốc mái, cây gãy đổ, trụ điện ngã…vẫn chưa thể thống kê được.
Hiện hàng ngàn xe ô tô vẫn còn kẹt trên Quốc lộ 1.
7g45 - 8g sáng 15-10, giữa vùng bão dữ dội đang tấn công Đà Nẵng, ba PV Việt Hùng, Đăng Nam, Thuận Thắng thở dồn dập báo tin: Đất trời Đà Nẵng mịt mù trong mưa bão.
Phóng to |
Người dân trên đường phố ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Đường phố mù mụt gió, mưa ở bán đảo Sơn Trà - Đà NẵngẢnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Tan hoang cây ngã, nhà tốc mái ở ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Gió thổi bay biển hiệu nhà hàng ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - Ảnh: Viễn Sự |
Sóng biển Mỹ Khê ngày thường hiền hòa giờ đã hung hãn đẩy cát tràn lên đường Hoàng Sa. Vài chục nhà hàng phục vụ khách du lịch dọc đường Hoàng Sa, Trường Sa đã tốc mái, xiêu vẹo.
7g46. CTV Đoàn Cường báo: Những cơn cuồng phong từ cơn bão số 11 đã biến phố phường thành đại cảnh tan hoang. Dọc từ đường Trần Cao Vân, Dũng Sỹ Thanh Khê, Nguyễn Tất Thành…, cây cối đổ rạp giữa đường. Nhiều nhà dân quận Thanh Khê đã bị tốc mái, một số quán xá đã bị bão giật sập. Nhiều khu vực đã bắt đầu bị ngập lụt, người dân đang khẩn trương di dời. Hệ thống điện, nước ngưng trệ.
Bảng quảng cáo bị gió thổi đè lên hệ thống điện - ảnh: Thuận Thắng |
Những thân cây lớn bị bẻ gãy sau những cơn gió mạnh dữ dội - Ảnh: Đoàn Cường |
Gió hất tung cửa và hiên nhà - Ảnh: Đoàn Cường |
Phóng to |
Nhiều khu vực đã bị ngập - Ảnh: Đoàn Cường |
Tôn bay, cây đổ, đường phố oằn mình chịu bão - ảnh: Thuận Thắng |
Cấy đổ ngổn ngang trên đường Bạch Đằng - Ảnh: Khuê Việt Trường |
Cây cối nghiêng ngả, gãy đổ trên đường Bạch Đằng - Ảnh: Khuê Việt Trường |
Cây cối Đà Nẵng xiêu dạt trong cơn bão - Ảnh: TẤN VŨ |
Một ngôi làng sát chân đèo Hải Vân kề vịnh Nam Ô oằn mình chịu bão dữ tấn công mạnh vào lúc 7g15 sáng 15-10 - Ảnh: Tấn Vũ |
7g30. Tại khu vực cầu Rồng trên sông Hàn (TP Đà Nẵng), toàn bộ cây cối vài mười năm tuổi khu vực này đã gãy đổ, một đoạn lan can bờ tây sông Hàn gãy sụp xuống sông. Nước sông Hàn ngầu đỏ, lấp liếm bờ kè đường Bạch Đằng.
7g15. sáng 15-10, trên đường phố Đà Nẵng hầu như không một bóng người, các PV cho biết: Cây cối, tôn... ngã đổ ngổn ngang trên các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Nguyễn Chí Thanh... Đã Nẵng vẫn tiếp tục mất điện (từ 20g tối 14-10).
Vào thời điểm này, từ khu vực của hầm phía nam đèo Hải Vân (Q. Hòa Vang, TP Đà Nẵng), PV Viễn Sự thông tin gấp gáp: Gió dữ dội. Các cây trái vườn nhà dân bị nghiến sạch trong mưa gió. Rừng Bạch Đàn ven đường gãy đổ quá nửa. Đất đá taluy dương trên tuyến đường tránh đã sạt lở. Nhiều nhà dân đã tốc mái.
Ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, khu vực gần cửa hầm Hải Vân, khoảng 1/3 nhà dân, và nhà máy xí nghiệp tại đây bị bay mái tôn. Cây cối khu vực này cũng gãy, đổ hàng loạt. Trên đường nhiều tôn bay, rất nguy hiểm.
Trước đó 15 phút, lúc 6g45, PV Tấn Vũ thông tin khẩn cấp: Gió bão tiếp tục tấn công dữ dội những khu dân cư dưới chân đèo Hải Vân. Ở Đà Nẵng, 6g30, PV tại Đà Nẵng cho biết bão đang dồn dập đổ vào TP.Đà Nẵng.
Gió giật rất mạnh. Nhiều ngôi nhà mái tôn đã tốc mái. Dọc tuyến đường Trần Phú, cây cối ngã đổ hàng loạt. Một mảng tường dài đã đổ sập xuống đường.
Phóng to |
Gió thổi rách cả nưững cụm tôn che tường ở quận Liên Chiểu - Ảnh: Viễn Sự |
Phóng to |
Gió thổi mạnh, làm tôn bay hàng loạt trên đường ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - Ảnh: Viễn Sự |
Phóng to |
Hàng loạt cây bị đổ rạp xuống mặt đường ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - Ảnh: Viễn Sự |
Phóng to |
Hàng trăm bà con phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, Đà Nẵng) co ro chịu đựng cơn bão dữ lúc 4g30 sáng 15-10 – Ảnh: Tấn Vũ |
Cùng lúc, PV Tuổi Trẻ khu vực Lăng Cô cho biết khu vực này đang có gió giật cấp 9, cấp 10. Cây cối ngã đổ ngổn ngang. Nước dưới khu vực đầm Lập An đã dâng cao thêm hơn 3m, bắt đầu tràn qua mặt đường, ngập vào một số nhà dân xung quanh. Nhiều nhà dân bị gió xô xiêu vẹo.
Tan nát dưới chân đèo Hải Vân
5g30 sáng, gió quật, mưa gào. Phía nam đèo Hải Vân khu vực sát biển Nam Ô mọi thứ đã tan tành trong bão. Gió rít liên tục khiến cây gãy đổ, trụ điện ngả nghiêng, tôn từ các mái nhà bay tung tóe dưới làn mưa. Sóng biển không còn ầm ào mà đánh vào bờ bằng những tiếng nổ đì đùng hung dữ. Hàng trăm người nằm co ro trong căn nhà tránh bão chống chọi thâu đêm. Nhiều người không thể chợp mắt, nhiều người chui xuống cầu thang để tránh bão. Thanh niên, đàn ông, ngồi chờ gió rít trắng đêm, không ai dám chợp mắt trước diễn biến kinh hoàng của trận gió.
Gió vẫn chưa có dấu hiệu giảm cường độ, tiếng cây xé cành rắc rắc, tiếng mái tôn bay, tiếng sóng nổ ầm ầm vẫn ám ảnh. Toàn bộ điện bị cúp, liên lạc hơi bị ngắt quãng do sóng điện thoại tại khu vực còn rất yếu. Ông Nguyễn Ba, bí thư chi bộ thôn Kim Liên, cùng chúng tôi thức trắng đêm với người dân, nhận định trận bão này có sức công phá không khác nào bão Xangsane năm 2006, có khi thiệt hại còn lớn hơn bỡi chưa ai biết tâm bão vào hay chưa, gió quá mạnh đã làm tan nát tất cả.
Trời vừa hừng sáng, gió quật có thể thấy rõ những cành cây cúi đầu sát mặt đất, những cây dừa vững chãi cũng cong mình trước gió. Nhà tốc mái, tôn bay, người lo sợ…
Hàng chục người bị thương vì bão số 11
Đến trưa 14-10, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng liên tục tiếp nhận hàng chục ca cấp cứu, trong đó có nhiều người bị thương do cơn bão số 11 gây ra.
Chỉ tính riêng trong đêm 14-10, khoa cấp cứu đã tiếp nhận 19 ca bị thương, trong đó có nhiều người đến từ các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) và các huyện Điện Bàn, Quế Sơn, Đại Lộc (Quảng Nam).
Đến sáng 15-10 đã có 29 người bị thương do bão số 11 gây ra - Ảnh: Phan Chung |
Cây xanh ngã chắn ngang đường khiến việc vận chuyển người bị thương gặp khó khăn - Ảnh: Phan Chung |
Đến sáng 15-10, bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận thêm 9 ca cấp cứu do bão số 11 gây ra.
Theo bác sĩ Nguyễn Trường Minh, trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng, các nạn nhân nhập viện với các vết thương trên cơ thể do bị tôn cắt, té ngã gây chấn thương phần cứng do leo trèo chằng chống nhà cửa. Rất may, không có nạn nhân nào bị thương nặng.
Để sẵn sàng ứng phó với những rủi ro do bão gây ra, khoa cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng cũng đã tăng cường thêm 6 bác sĩ cùng 10 y tá, điều dưỡng.
Diễn biến bão tại Thừa Thiên Huế |
* Nếu bạn có những hình ảnh, video ghi nhận diễn biến của bão, vui lòng gửi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn. Bạn cũng có thể cung cấp nhanh thông tin ở box dưới bài. Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam: 4 người chết
Lúc 10g30, Đoàn công tác do ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã có mặt tại khu vực ven biển của TP Hội An (Quảng Nam).
Phóng to |
Một trong hàng trăm ngôi nhà Quảng Nam sau bão dữ - Ảnh: Lệ Trung |
Con đường từ TP Đà Nẵng về Hội An do cây cối, tôn đổ ngã nên bị ách tắc nặng, tuyến đường từ biển vào TP Hội An nhiều cây lớn chặn ngang được, buộc đoàn công tác phải huy động lực lượng giải tán ngay để các đoàn công tác và người dân kịp thời khắc phục hậu quả.
Tại Quảng Nam hiện mưa rất lớn, nước trên các sông dâng cao cộng với các thủy điện đang xả lũ nên nước lên rất mạnh. Nhiều vùng ở Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên đã bị ngập khá nặng. Còn tại các huyện miền núi Quảng Nam, cả trăm hecta cao su đã bị ngã đổ.
Hiện Quảng Nam đã có 4 người chết do bão gây ra ở các huyện Nông Sơn, Thăng Bình, Điện Bàn, trong đó huyện Điện Bàn có hai người chết do sập xưởng cưa.
Tại các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Núi Thành, TP Tam Kỳ, gió bão cũng đã quật ngã nhiều cây xanh, nhiều ngôi nhà bị tốc mái.
Ngoài ra, hàng ngàn ngôi nhà ở Quảng Nam bị tốc mái và ngập sâu trong nước lũ. Hàng trăm ha cao su ở huyện Hiệp Đức bị bão quật ngã, gần 100 ha cao su huyện Tiên Phước cũng bị gió bão quật gãy ngang. Ngoài ra, một diện tích lớn keo trên địa bàn Quảng Nam bị ngã.
Theo Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, hiện mực nước sông Vu Gia đã gần đạt đến mức báo động 3, thủy điện Đăk Mi 4 dự kiến xả 3.000 m3/giây.
Tại Hội An, gió bão đã làm quật nhiều cây xanh cổ thụ, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều ngôi nhà bị sụp. Các cửa hiệu, hàng quán của phố cổ bị hư hỏng, tơi tả sau
Ngôi nhà anh Lê Văn Dũng (45 tuổi), thôn Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh, TP Hội An bị gió bão quật tơi tả, toàn bộ mái nhà đã bị tốc, các tấm tôn bay hết xuống đất. Anh Dũng kể: Khoảng 1g sáng nay, gió bắt đầu giật mạnh dữ dội, mái nhà tôi bay hết. Đang ngủ, tôi vợ ôm con, dắt vợ sang nhà hàng xóm xin ngủ nhờ.
Phóng to |
Nhiều nhà dân ở phường Cửa Đại, Hội An bị bão tàn phá. Ảnh: Lê Trung |
Phóng to |
Nhiều ngôi nhà ở đường Nguyễn Duy Hiệu, TP Hội An bị bão quật tốc mái. Ảnh: Lê Trung |
Ngoài ra, tại nhiều tuyến đường ở Hội An, cây cối nằm gãy đổ, bật gốc la liệt. Do tác động của triều cường, nhiều tuyến đường của các xã ven biển như Cẩm Thanh, phường Cẩm An, Cửa Đại bị ngập trong nước.
CTV Thanh Ba của báo Tuổi Trẻ ghi lại tình hình cơn bão số 11 tại phố cổ Hội An (Quảng Nam): Từ đêm 14-10 đến rạn sáng 15-10, trời đổ mưa to và gió liên tục giật mạnh khu phố cổ Hội An.
Gió thổi rít từng cơn như nổi trận cuồng phong quét qua các dãy nhà cổ, quật ngã nhiều cây xanh phố cổ và ngoài tuyến đường ven biển.
Trao đổi qua điện thoại lúc 4g sáng 15-10, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Ban phòng chống lụt bão thành phố Hội An, cho biết đến thời điểm này, bão đang có gió mạnh cấp 9, vùng ven biển An Bàng – Cửa Đại gió mạnh đến cấp 10. Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và lực lượng công an các xã phường đang phối hợp với công an thành phố trực chiến liên tục tại những địa điểm có nguy cơ bị bão tàn phá cao như 2 phường Cửa Đại và Cẩm An.
Cũng theo ông Dũng, qua báo cáo sơ bộ từ địa phương các phường xã trên địa bàn thành phố thì gió giật mạnh đã cuốn phăng rất nhiều mái nhà bằng tôn chằng chống không vững chắc.
Những hộ dân khu phố cổ đang hết sức lo lắng trước tình hình mưa gió mỗi lúc một mạnh dần và nước từ dưới sông Hoài càng lúc càng lên cao.
Kể từ chiều tối qua, người dân phố cổ phải bì bõm lội nước về nhà bởi mực nước tại một số tuyến đường ngập sâu gần 1m. Nặng nhất là con đường Bạch Đằng chạy dọc theo bờ sông Hoài và 2 trục đường chính trong phố cổ là Trần Phú và Nguyễn Thái Học.
Theo thông tin từ UBND phường Cửa Đại, một số hộ dân đã phải lánh nạn nhà hàng xóm vì mái nhà bị gió thổi bay. Ông Lê Công Sỹ - Phó chủ tịch UBND phường Cửa Đại, trưởng ban PCLB phường, cho biết: “Nhận được tin báo của các hộ dân thông báo đang gặp nguy hiểm do nhà tốc mái, chúng tôi đã đề nghị những hộ này nhanh chóng di dời sang những hộ lân cận tạm trú. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình diễn tiến của cơn bão để thông tin cho người dân”.
Diễn biến bão tại Thừa Thiên Huế |
Thừa Thiên Huế: rừng cao su đổ rạp
10g50, CTV Nguyên Linh có mặt tại vùng biển Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) cho biết tại đây mưa đã giảm, nhưng gió vẫn giật cấp 7-8, cột sóng cao 3-4m liên hồi quật vào bờ.
Căn nhà bà Phan Thị Em (87 tuổi, trú thôn Phú Hải 1, xã Lộc Vĩnh) bị gió bão giật sập hoàn toàn - Ảnh: Nguyên Linh |
Phóng to |
Người dân thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh đang trở về nhà khắc phục hậu quả mưa bão - Ảnh: Nguyên Linh |
Phóng to |
Lực lượng bộ đội biên phòng, dân quân giúp người dân thôn Bình An 2 cắt cây gãy đổ, giải phóng đường bị tắc - Ảnh: Nguyên Linh |
Tại thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, có hơn 30 nhà bị tốc, hai nhà bị sập.
Người dân đi chạy bão cũng đang lũ lượt trở về nhà.
Lực lượng dân quân, bộ đội đang giúp người dân sửa chữa lại nhà cửa cũng như phát tán cây cối.
Được biết, toàn huyện Phú Lộc có khoảng 100 nhà bị tốc mái, sập.
Lúc 9g28, từ Nam Đông, Thừa Thiên - Huế, PV Thái Lộc cho biết: Ngay từ 6g sáng, công an huyện đã cử lực lượng chiến sĩ đi dẹp cây, mở thông đường. Trước đó, từ 5g30, gió bão làm hàng chục cây cối ngã đổ chắn mgang làm ách tắc giao thông.
Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại về rừng trồng sau bão tại đèo La Hy, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
Ông Ngô Văn Chiến, chủ tịch UBND huyện Nam Đông, TT Huế, cho biết toàn huyện này có ít nhất 160ha cây cao su ngã đổ, gây thiệt hại nặng cho người dân.
Nặng nhất là xã Hương Hòa với 110ha. Diện tích cao su này từ 15-20 năm tuổi. Huyện này khuyến cáo người dân không nên bán gấp bán tháo dễ bị ép giá.
Vườn cao su 2ha trồng năm 2006 của ông Cao Việt Hùng, xã Hương Hòa bị ngã đổ |
Vườn cao su 2ha trồng năm 2006 của ông Cao Việt Hùng, xã Hương Hòa bị ngã đổ |
Trước đó, huyện này có sáng kiến cho người dân tỉa cành cao su nhờ vậy sự ảnh hưởng tương đối ít.
Dù không thiệt hại về người nhưng huyện này cũng có đến 32 người đi rừng chưa về. Tuy nhiên huyện này cũng khá yên tâm vì những người này đi theo đoàn, lại là dân đi rừng chuyên nghiệp.
Phóng to |
Xe ủi cây mở đường ở tuyến đường 14 đi từ Huế lên Nam Đông - Ảnh: Thái Lộc |
CTV Nguyên Linh từ khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) cho biết lúc 8g13 phút, gió ở đây vẫn còn thổi rất mạnh. Ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch huyện Phú Lộc cho biết thông tin ban đầu có khoảng 20 nhà tốc mái, trong đó 15 nhà ở Lăng Cô, 5 nhà ở Lộc Vĩnh.
Khu du lịch Languna – khu du lịch lớn nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế, nằm trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô chỉ có một số cây bị gãy, đổ, du khách đang lưu trú tại đây vẫn an toàn.
Trước đó, lúc 5g, PV Nguyên Linh báo: Một người bị thương do tôn chém Từ chiều tối qua (14-10), PV Nguyên Linh đã “cắm” ở vùng biển Chân Mây – nơi dự báo tâm bão sẽ đổ bộ vào. Hơn 350 hộ dân sống ở gần mép nước của xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) đã di dời khẩn cấp trong đêm lên trú ẩn ở các trường học trong xã.
Từ 4g sáng 15-5, mưa lớn, gió thổi rất mạnh, giật liên hồi. Nhiều cây xanh gần khu vực trụ sở UBND xã Lộc Vĩnh đã bị gió bão vặn gãy, rạp đổ, khung cửa kín của xã bị gió bão giật rung lên liên hồi. Gió bão đánh vào mái tôn giật rầm rầm, một số tấm tôn đã cuốn phăng trong đêm tối. Thông tin bước đầu ở xã Lộc Vĩnh có một người đàn ông khoảng 25 tuổi ở thôn Bình An 1 đã bị tồn chém bị thương ở chân khi cố gắng chằng chống nhà cửa.
Phóng to |
Gió lớn làm đổ gãy nhiều cây ở khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), làm đường sá bị ách tắc - Ảnh: Nguyên Linh |
Toàn bộ khu vực này đã mất điện từ tối hôm qua, gió bão rít liên hồi tạo thành âm thanh nghe ghê rợn trong đêm tối.
5g sáng, ông Nguyễn Ngọc Dũng, chủ tịch UBND xã Vinh Hải (Phú Lộc) cho biết sóng cao 5-6m đã chồm qua dãi cát và rừng phòng hộ ven biển, nước biển đang tràn vào các khu dân cư, 300 người dân sống ở đây đã được di dời từ trước. Hiện gió giật mạnh, không ai dám đi ra ngoài.
Lý Sơn: xơ xác sau bão
Tại Lý Sơn (Quảng Ngãi): Gió bão liên tục gầm thét giật cấp 11 cấp 12 suốt nhiều giờ đồng hồ, kèm theo mưa lớn trong đêm qua đã làm hàng ngàn nhà dân bị tốc mái đổ sập, hàng trăm phương tiện tàu cá của ngư dân bị va đập hư hỏng và bị sóng biển đánh chìm, tuyến đường liên xã bị cây cối đổ ngổn ngang gây ách tắc giao thông.
Phóng to |
Cây cối đổ rạp ở khắp nơi - Ảnh: Văn Mịnh |
Phóng to |
Nhà bị tốc mái - Ảnh: Văn Mịnh |
Phóng to |
Tàu cá bị sóng biển xô bờ làm mắc cạn - Ảnh: Văn Mịnh |
Đến 10 giờ sáng 15-10, tuy bão số 11 đi tràn qua đảo Lý Sơn, nhưng vẫn còn gió cấp 6 cấp 7 giật cấp 8 kèm theo mưa lớn. Nhà cửa cây cối chưa được người dân dọn dẹp vì mưa bão còn diễn biến phức tạp, hệ thống lưới điện thắp sáng, viễn thông, truyền thanh... vẫn chưa được khắc phục.
Tại vũng neo trú tàu thuyền, hàng trăm tàu cá bị xô đẩy, va đập làm hư hỏng ca bin, thân vỏ tàu, nhiều tàu cá bị sóng biển đánh chìm nhưng chưa thể trục vớt do con nước cạn cộng với sóng dữ liên tục xô bờ.
Ngư dân Võ Văn Phúc; 32 tuổi, ở Thôn Tây xã An Vĩnh bức xúc cho biết: Chưa có cơn bão nào lại hung dữ và dai dẳng như cơn bão này, hoành hành tàn phá suốt gần 2 ngày.
“Cả đêm qua, mấy trăm anh em ngư dân chúng tôi suốt đêm túc trực tại cảng để trông giữ tàu, nhưng không ai dám bước chân xuống tàu vì sợ sóng to và gió lớn cuốn trôi ra biển, đến tờ mờ sáng ra kiểm tra tàu thì tàu bị sóng biển đánh tất sát bờ mắc cạn, hàng trăm tàu bị va đập dồn cục làm hư hỏng ca bin và thân vỏ tàu,” ông Phúc nói.
Tại xóm Cồn xã An Vĩnh, trên 100 hộ dân sống dọc tuyến kè biển thức cả đêm để chống bão. Do sức gió bão mạnh cộng với sóng thủy triều cường nên nước biển tràn lên bao phủ cả tuyến kè, người dân thì không dám ra ngoài, hiện toàn bộ nhà dân ở khu vực này đều bị gió bão lôi tốc mái.
Còn tại đảo Bé (An Bình) gió bão cũng làm tốc mái hàng trăm nhà dân, nhiều công trính dân sinh cũng bị tàn phá, gây thiệt hại nặng.
Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Đến thời điểm này địa phương chưa thống kê được hết thiệt hại do bão gây ra. Tuy nhiên so với cơn bão số 9 năm 2009, thiệt hại do cơn bão này gây ra không phải là nhỏ, địa phương đang chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại, đồng thời cử lực lượng hỗ trợ trục vớt số tàu thuyền bị sóng biển đánh chìm.
Ông Nguyên cũng cho biết: hiện trên địa bàn chưa có trường hợp bị thương hoặc chết do bão gây ra.
Theo nhận định của người dân huyện đảo, sự tàn phá khốc liệt của bão số 11 ngang tầm với bão số 9 năm 2009, làm địa phương thiêt hại hàng trăm tỷ đồng.
* Nếu bạn có những hình ảnh, video ghi nhận diễn biến của bão, vui lòng gửi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn. Bạn cũng có thể cung cấp nhanh thông tin ở box dưới bài. Xin chân thành cảm ơn!
Đọc thêm:
Miền Trung lại căng mình chống cơn bão dữChưa vào, bão số 11 đã đánh sập cây cối, nhà cửaBão số 11 rất mạnh, diễn biến phức tạpBa miền mưa bão và lũ lụt dồn dậpBão rất mạnh sắp vào Quảng Trị - Quảng Ngãi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận