Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông9.000 tàu cá Trung Quốc đánh cá ở biển Đông
Phóng to |
Ông Nguyễn Việt Thắng - Ảnh: THUẬN THẮNG |
Ông Nguyễn Việt Thắng nói: “Hiện 23.000 tàu cá này (gồm 14.000 tàu của Quảng Đông và 9.000 tàu của Hải Nam) đánh bắt như thế nào, trên khu vực nào ở biển Đông chúng ta chưa nắm cụ thể. Nhưng gần đây Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn và việc đưa tàu cá xuống biển Đông nằm trong các hoạt động này. Đây là hành vi không phải đơn thuần đi đánh cá. Bởi nếu đi đánh cá thì phải có nhiều loại tàu khác nhau, ngư cụ khác nhau và ngư trường khác nhau chứ không ai dồn về một ngư trường như thế cả”.
* Chính Trung Quốc đang mâu thuẫn ngay trong hành động mà họ coi là “xác lập chủ quyền” trên biển Đông?
- Đúng như vậy! Trừ những vùng biển sâu ở bắc Hoàng Sa và nam Trường Sa là ngư trường đánh bắt cá ngừ thuận lợi thì các vùng biển còn lại ở Trường Sa, Hoàng Sa - vùng biển có nhiều san hô, đảo chìm, tàu cá đánh bắt hiệu quả ở đây phải là tàu câu. Nhưng các tàu Trung Quốc xuống khu này đa số không phải là tàu câu. Không những vậy, thông tin từ phía Philippines còn cho biết tàu Trung Quốc khai thác cả san hô, phá hoại môi trường. Vậy các tàu hải giám, ngư chính của Trung Quốc với mục đích bảo vệ ngư trường, bảo vệ hoạt động đánh cá (mà họ tự coi là hợp pháp) vì sao không có hành vi ngăn chặn? Như vậy Trung Quốc đã tự mâu thuẫn trong hành vi và lộ rõ ý đồ: đưa tàu cá xuống biển Đông với mục đích chính không phải để đánh cá.
* Với số lượng tàu Trung Quốc đông như vậy tràn xuống biển Đông, các tàu cá VN nên đối phó thế nào?
- VN có khoảng 700.000 người đi đánh cá nhưng không phải lúc nào cũng ở hết trên biển, vì đánh cá là phải hiệu quả. Trước hành động Trung Quốc ồ ạt đưa tàu cá xuống ngư trường biển Đông, số ít ngư dân cũng có lo lắng, nhưng không ai trong chúng ta sợ hãi.
Hội Nghề cá VN vẫn triển khai với các tỉnh hội nghề cá bình tĩnh, kiên quyết đánh bắt, bảo đảm hiệu quả kinh tế và gắn chặt với việc bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền. Hội đã yêu cầu tỉnh hội phải nâng cấp độ cảnh giác, nâng cấp độ liên kết tổ chức sản xuất giữa các tàu cá. Sự hiện diện dân sự trên biển là góp phần khẳng định chủ quyền bằng dân sự và tăng tai mắt của nhân dân trong việc phát hiện hành vi xâm phạm chủ quyền của tàu cá Trung Quốc. Chúng ta sẽ đánh bắt bình thường trên ngư trường mà cha ông đã xác lập chủ quyền.
* Nếu xảy ra va chạm giữa tàu cá VN và Trung Quốc sẽ phải xử lý theo hướng nào?
- Trước đây, tàu Trung Quốc đã xuống vùng biển VN đánh cá nhưng lần này họ xuống nhiều và ngang nhiên công bố khi tàu đang chuẩn bị rời bến. Lực lượng chức năng VN đã nhiều lần phát hiện tàu Trung Quốc đánh cá trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN. Với tinh thần hữu hảo, chúng ta đã cho về, không xử phạt. Nhưng lần này chắc chắn các cơ quan chức năng đã chuẩn bị để có biện pháp mạnh hơn với tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.
Với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nếu tàu cá Trung Quốc di chuyển vào và thả lưới trong vùng biển này thì bất cứ tàu cá nào của VN cũng có quyền ngăn chặn. Chúng tôi yêu cầu tăng độ liên kết giữa các tàu cá khi ra khơi cũng là nhằm mục đích này. Chúng ta tôn trọng quyền tự do hàng hải, nhưng sẽ kiên quyết nếu tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển của chúng ta.
VN phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế Với việc đưa hàng chục nghìn tàu cá đến biển Đông, Trung Quốc tỏ rõ thái độ coi thường một nguyên lý cơ bản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đó là các quốc gia phải hợp tác bảo vệ nguồn hải sản. Trữ lượng cá trên biển Đông đã sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường. Chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thiết bị cho ngư dân Trung Quốc và khuyến khích họ tiến xa hơn về phía nam để đánh bắt hải sản. Chắc chắn chính sách này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của VN và Philippines. Ngư dân Trung Quốc không chỉ hủy hoại nghề cá của VN và Philippines, mà cả an ninh lương thực của hai quốc gia Đông Nam Á. Việc đưa hàng chục nghìn tàu cá đến biển Đông sẽ khiến căng thẳng gia tăng, đặc biệt khi tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN và Philippines. Nếu Trung Quốc có thể gây sức ép với VN và Philippines bằng số lượng tàu cá đông đảo trong hai ba năm tới đây, dần dần Bắc Kinh sẽ kiểm soát hoàn toàn nguồn cá trên biển Đông. Kế tiếp Trung Quốc sẽ đưa các giàn khoan dầu đến các vùng nước có tranh chấp để kiểm soát nguồn năng lượng dưới đáy biển. Điều VN cần làm là tăng cường tối đa hoạt động giám sát trong EEZ của mình và thông tin đầy đủ mọi trường hợp xâm phạm của tàu cá Trung Quốc. Theo UNCLOS, một quốc gia có quyền tài phán đối với nguồn cá trong vùng EEZ của mình. Quốc gia này có quyền trục xuất tàu cá nước ngoài. VN cần có các bằng chứng cụ thể như video, hình ảnh của việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ. VN cũng cần phát triển các chiến lược ngăn chặn nguy cơ cho các đoàn tàu cá cũng như cảnh sát biển của mình trong trường hợp đối mặt với tàu cá và tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc. VN cần áp dụng các biện pháp phi bạo lực để đối phó với những hành vi xâm lấn. Cần phải có những chiến thuật đặc biệt để đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc trong EEZ. VN phải phản đối chính thức các vụ tàu Trung Quốc xâm lấn với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đưa các vụ việc này ra các diễn đàn đa phương, quốc tế, trong đó có các cuộc họp của ASEAN vào tháng 11 tới. Trên bình diện ngoại giao, VN và Philippines cần thúc đẩy việc thành lập một cơ chế quản lý nghề cá chung theo khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) nhằm ngăn chặn nguy cơ nguồn cá trên biển Đông cạn kiệt. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận