“Họ đi thành từng đoàn, khoảng 20 chiếc chong đèn sáng trưng cả một vùng biển rộng lớn. Đi đánh cá mà có cả cái tàu to lù lù màu xám chạy bên cạnh...” - ông Hưởng kể lại. Theo ông Hưởng, trong thời gian đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa hơn một tháng, tàu của ông liên tục bị các tàu Trung Quốc rượt đuổi ra khỏi ngư trường truyền thống, nơi ông cùng các bạn thuyền đánh bắt lâu nay.
Phản đối tàu cá TQ đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường SaTrung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông9.000 tàu cá Trung Quốc đánh cá ở biển Đông
Phóng to |
Tàu cá thành phố Khâm Châu, Quảng Tây đang tiến đến vịnh Bắc bộ - Ảnh: Xinhua |
Ông Hưởng cho biết đến cuối mùa cá này gia đình định bán chiếc tàu cá công suất 230CV để đóng mới một tàu cá công suất 600-700CV để đánh bắt vùng biển xa hơn. “Nhiều tàu cá ở đây đã chuyển hướng dần xuống vùng Trường Sa vì tàu cá Trung Quốc làm căng quá. Mình đi thành nghiệp đoàn 4-5 tàu cùng ra khơi nhưng ra đến ngư trường rồi cũng chia nhau từng vùng để đánh bắt chứ không dính chùm vào được. Vì vậy khả năng hỗ trợ nhau cũng khó” - ông Hưởng lý giải.
Ngư dân Võ Đào (35 tuổi), thuyền trưởng tàu cá ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) chuyên đánh bắt hải sản ở Hoàng Sa, cho hay mấy tháng nay ra khơi không chỉ gặp tàu chiến, tàu kiểm ngư Trung Quốc nhiều mà còn gặp tàu cá “khủng” của ngư dân Trung Quốc dày đặc hơn các năm. Ngư dân Đào nói: “Ngày trước lo đối phó với tàu ngư chính, hải giám..., bây giờ đối diện thêm tàu cá của ngư dân Trung Quốc”.
Ngư dân Dương Tân (xã An Hải, Lý Sơn) nói mỗi chuyến ra khơi gặp ít nhất ba lần tàu Trung Quốc. “Mỗi tàu phải cắt người trông coi, thấy tàu Trung Quốc là thông báo. Tàu họ giăng hàng ngang hàng chục chiếc to lớn, mình đành phải bỏ đi”. Theo anh Tân, bây giờ ra biển phải cần hàng chục tàu lớn hợp thành từng tổ, đội mới đương đầu nổi với tàu Trung Quốc, nhưng ngư dân đâu đủ tiềm lực đóng tàu sắt to lớn.
Ông Trương Tày - xã Bình Châu, có hai tàu lặn đêm ở Hoàng Sa - chọn giải pháp: “Do ban ngày gặp tàu chiến và tàu ngư chính, hải giám của Trung Quốc, nên đành chạy ra vùng biển quốc tế neo đậu. Đến chiều tối, đưa tàu vào lại các đảo ở Hoàng Sa để lặn. Khoảng ba giờ sáng, tàu lại quay ra biển quốc tế đứng”.
Ông Phan Huy Hoàng - chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi - cho biết tình hình ngư trường bị thu hẹp và tàu cá ngư dân Quảng Ngãi thường xuyên bị đẩy đuổi khỏi ngư trường Hoàng Sa của VN ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý ngư dân ra khơi. Song hội cũng đã có những sự hỗ trợ nhất định và tuyên truyền cho ngư dân tiếp tục ra khơi sản xuất, kiên cường bám biển để khai thác trong ngư trường truyền thống nên các tàu không hề nao núng.
Gần 300 tàu cá Trung Quốc đến vịnh Bắc bộ Tân Hoa xã ngày 3-8 cho biết có thêm 274 tàu cá từ thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây tiếp tục tràn xuống biển Đông đánh bắt cá, nâng tổng số tàu cá của Trung Quốc đang có mặt ở biển Đông lên 23.268 chiếc. Tuy nhiên, Tân Hoa xã không nêu khu vực mà số tàu cá này sẽ đánh bắt trên vịnh Bắc bộ. Tân Hoa xã dẫn lời ngư dân Trần Văn Hùng cho biết đoàn tàu gần 300 chiếc của tỉnh Quảng Tây sẽ đánh bắt cá ở vịnh Bắc bộ. Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hong Kong) dẫn lời một quan chức quân đội giấu tên cho biết Trung Quốc đã quyết định thay đổi lập trường “bị động” ở biển Đông. Có nghĩa là Bắc Kinh quyết tăng cường khai thác ngư nghiệp ở biển Đông để giành thế “chủ động”. Cùng ngày, báo Daily Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết Trung Quốc cho rút các tàu cá khỏi bãi cạn Scarborough. Song các ngư dân Trung Quốc dùng phao và dây thừng chắn ngang cửa ra vào bãi cạn này nhằm ngăn chặn ngư dân Philippines vào đánh bắt cá ở đây. Ông Gazmin cho biết Bộ Quốc phòng Philippines đang nghiên cứu biện pháp để gỡ bỏ những chướng ngại vật này. “Họ (Trung Quốc) có thể ngăn chặn chúng tôi ở bãi cạn này vì họ đang tuyên bố chủ quyền ở đây. Song chúng tôi khẳng định đó chính là lãnh thổ của chúng tôi” - ông Gazmin nói. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận