Khánh Hòa: 18 người TQ mua bán, nuôi trồng hải sảnĐề nghị trục xuất 7 người Trung QuốcNgười TQ dựng bè cá kiên cố trên vịnh Cam RanhNgười TQ nuôi cá bè: Phát hiện 2009, xử lý 2012!
Thế nhưng, hiện nay trong vịnh này có 162 lồng bè nuôi hải sản. Trong khi đó theo báo cáo của đồn biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, từ năm 2007 đến nay UBND tỉnh Phú Yên đã ra thông báo cho phép chín người Trung Quốc, một người Indonesia đến các bè cá của các DNTN Mỹ Ngọc, Vĩnh Tín và Công ty TNHH Thuận Hoàng tại vịnh Vũng Rô để làm chuyên gia nuôi cá mú, tôm hùm.
Trên bè DNTN Vĩnh Tín hiện có một người Trung Quốc là ông Cheng Tsao Chiang, được UBND tỉnh Phú Yên cho phép làm việc tại bè này trong sáu tháng để hướng dẫn nuôi cá mú, tôm hùm. Bà Lâm Mỹ Khanh - giám đốc DNTN Vĩnh Tín - cho hay ông Cheng là chồng của bà. Qua kiểm tra giấy tờ của ông Cheng, ông Lê Xuân Ngân - cán bộ phòng việc làm và an toàn lao động Sở Lao động - thương binh và xã hội Phú Yên - phát hiện ông Cheng không có giấy phép lao động do sở này cấp theo quy định.
“Ông Cheng chỉ được Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp thẻ tạm trú tại tỉnh này, đến ngày 30-6-2012 là hết hạn, nhưng thời gian qua ông lại đến bè cá ở tỉnh Phú Yên ở lại nhiều ngày liên tục để làm việc là không đúng quy định. Không hiểu cơ quan chức năng dựa trên cơ sở nào để cho phép ông này được ở lại bè để làm việc” - ông Ngân nói.
Trả lời báo chí về việc người Trung Quốc nuôi cá trong vịnh Cam Ranh, ông Nguyễn Tấn Tuân - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa - khẳng định chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm.
* Quan điểm xử lý của tỉnh Khánh Hòa thế nào?
- Hiện Tỉnh ủy đã giao UBND tỉnh phải nắm lại cho dù người Trung Quốc là chủ đìa hay làm thuê thì phải rõ ràng. Hiện tỉnh Khánh Hòa đã giao TP Cam Ranh nắm lại và xử phạt hành chính, đồng thời trục xuất nếu không có giấy phép khai thác, nuôi trồng thủy sản tại đây.
* Việc xem xét trách nhiệm của cơ quan chức năng sẽ tiến hành thế nào?
- Trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Việc tạo điều kiện cho người dân tự do buôn bán, chuyển giao khoa học kỹ thuật là chuyện bình thường và rất quý nhưng vấn đề là phải quản lý về mặt hành chính. Còn để lao động phổ thông người Trung Quốc vào lại là chuyện khác. Khánh Hòa cũng có nhiều dự án xảy ra tình trạng này và đã trục xuất nếu không xuất trình được giấy phép lao động. Qua thông tin trên báo thì bộ đội biên phòng tỉnh có báo cáo việc này từ năm 2009, sau đó UBND tỉnh có giao UBND TP Cam Ranh báo cáo lại và hiện họ vẫn đang rà soát.
* Rà soát tới ba năm nay thì liệu có quá chậm?
- TP Cam Ranh phải chịu trách nhiệm trước tỉnh về việc này.
* Vụ việc được UBND tỉnh yêu cầu TP Cam Ranh báo cáo đã ba năm nhưng lại không đôn đốc, phải chăng chưa đến mức nghiêm trọng?
- Tôi mới làm công tác lãnh đạo được hai năm và có nghe việc này cũng như có ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, trên biển rất rộng, đặc biệt là vùng “nhạy cảm” nếu chúng ta để sơ suất xảy ra như vậy có trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh. Sau này, khi xem xét kỷ luật cũng phải tính toán trách nhiệm của Cam Ranh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận