Phóng to |
Từ trong địa đạo nhìn ra thung lũng Tình yêu (ảnh trái). Địa đạo khá rộng và cao, đã được đào hết sức công phu - Ảnh: TTO |
“Thiếc tặc” đào địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu
Phó bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Tưởng cho biết sáng 17-5, sau khi đọc bài báo, bí thư và chủ tịch UBND TP Đà Lạt cũng như kiểm lâm, công an... đã đi khảo sát hiện trường. Lúc 16g cùng ngày, Thường trực Thành ủy triệu tập cuộc họp do Bí thư TP Đoàn Văn Việt chủ trì, có sự tham dự của các ban ngành liên quan như kiểm lâm, công an...
Quan điểm của bí thư Thành ủy Đà Lạt là phải kiên quyết xóa điểm đào đãi thiếc trái phép tại thung lũng Tình Yêu. Việc khai thác khoáng sản trái phép này có thể làm sập đường hầm, ảnh hưởng đến tính mạng của người đào đãi cũng như gây dư luận không tốt trong xã hội, nhất là tại một di tích đã được xếp hạng. Cuộc họp đã thống nhất tổ chức truy quét và đến cuối tháng 5 sẽ đánh mìn san lấp toàn bộ đường hầm để hoàn nguyên trồng rừng.
Vụ “thiếc tặc” đào đường hầm ở khu vực thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt) không mới. Bởi từ năm 1995, khu du lịch thung lũng Tình yêu đã bị những đối tượng đào đãi thiếc trái phép đào bới và băm nát cả đồi thông thơ mộng để lấy gỗ làm cừ chống hầm. Sau thời gian tạm lắng do cơ quan chức năng truy quét gắt gao, tháng 3-2007 tình trạng đạo đãi thiếc trái phép tại khu vực này lại bùng phát dữ dội, chỉ trong một tháng đã có trên 400 cây thông ba lá bị đốn hạ để chống đỡ đường hầm. Thời điểm trên, theo ghi nhận của chúng tôi, ít nhất đã có đến trên 120 hầm thiếc trong khu vực, còn số lượng người đào đãi thiếc trái phép có lúc lên đến cả trăm người ngang nhiên hoạt động giữa ban ngày.
Lúc ấy, sau khi báo chí lên tiếng phản ánh về vấn nạn “thiếc tặc” tại khu vực thung lũng Tình yêu, chính quyền TP Đà Lạt đã cho san lấp các hầm thiếc và kiểm điểm khiển trách một số ban ngành liên quan. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thiếc trái phép này cũng chỉ tạm lắng rồi bùng phát ở nơi khác.
Đến tháng 10-2011, “thiếc tặc” lại bùng phát bằng cách đào đường hầm dẫn vào khu du lịch thung lũng Tình yêu để tiếp tục khai thác trái phép.
* Ông TRẦN TƯỞNG (phó bí thư Thành ủy Đà Lạt): Xử nghiêm nếu có bao che Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Ban quản lý rừng Lâm Viên, khu du lịch thung lũng Tình yêu, Công ty TNHH Thùy Dương, là các đơn vị được Nhà nước giao trồng rừng và quản lý, bảo vệ khai thác thắng cảnh thiên nhiên. Thứ hai là kiểm lâm. Thứ ba là chính quyền địa phương phường 8, mặc dù đã chỉ đạo nhưng thiếu thường xuyên kiểm tra báo cáo về ban chỉ đạo để giải quyết kịp thời. Việc “thiếc tặc” đào đường hầm dưới thung lũng Tình Yêu, Thường trực Thành ủy mà tôi là trưởng ban chỉ đạo giải quyết vụ lấn chiếm đất rừng khai thác khoáng sản trái phép, đã biết từ tháng 10-2011 và chỉ đạo ngay. Cuối năm họp ban chỉ đạo, chúng tôi cũng đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm, công an TP cũng như các lực lượng có liên quan tiến hành lấp, truy quét thu hồi nhiều tang vật như máy bơm nước, dây điện. Và biện pháp ban đầu là cho đóng cửa hầm và nổ mìn lấp hầm. Nhưng sau tết, các đối tượng lợi dụng công tác quản lý của chính quyền ở hai phường 7 và 8 thiếu chặt chẽ với nhau: dân đào đãi thiếc thì ở phường 7, còn khu vực đào ở tiểu khu 144B lại ở phường 8. Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý dứt điểm vụ việc, nếu phát hiện có sự bao che sẽ xử lý theo thẩm quyền. * Ông LÊ TẤN LÂM (chủ tịch UBND P.8, TP Đà Lạt): Trách nhiệm thuộc về chủ rừng Trách nhiệm rõ ràng thuộc về đơn vị chủ rừng, tuy nhiên TP đã giao cho phường quản lý, phường phải có trách nhiệm. Nhà nước đã giao rừng cho Công ty TNHH Thùy Dương quản lý, bảo vệ và khai thác nhưng khi xảy ra vụ việc thì phường bị ảnh hưởng. Trước đây, năm 2007, ở thung lũng Tình Yêu từng xảy ra vụ đào đãi thiếc trái phép, cuối cùng phường cũng bị kiểm điểm trách nhiệm. Giờ chúng tôi phải tìm cách phối hợp để giải quyết vụ việc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận