Phát hiện thêm 7,4 tấn thịt thối“Phù phép” lòng heo thối
Video clip Tiêu hủy 8,4 tấn thịt thối - Nguồn: Truyền hình Tuổi Trẻ |
Phóng to |
Đưa thịt thối đến Nhà máy xử lý chất thải Nam Bình Dương - Ảnh: ANH THOA |
Tại buổi làm việc, ông Hương đồng ý tiêu hủy khoảng 8,4 tấn chân trâu, bò, ruột heo thối... không rõ nguồn gốc.
Theo ông Hương, trong khoảng 8,4 tấn thịt thối có gần 5 tấn nội tạng mua ở TP.HCM. Sau khi sơ chế, số nội tạng này được đóng gói và bỏ vào tủ đông để xuất đi Hà Nội, Lạng Sơn. Còn đối với 3,4 tấn chân trâu, bò thối là của người khác gửi và được vận chuyển từ ngoài Bắc vào để làm thức ăn chăn nuôi. Ông Hương cung cấp được giấy tờ vận chuyển 17 tấn chân trâu, bò và nói trong quá trình vận chuyển có bỏ một ít hàng xuống Nha Trang, nên khi vào đến Bình Dương không còn đủ 17 tấn. Tuy nhiên qua kiểm tra, đoàn liên ngành nhận thấy toàn bộ lô hàng này đều không chứng minh được nguồn gốc rõ ràng, quy trình vận chuyển và tiếp nhận hàng cũng không đúng.
Theo một cán bộ thú y, riêng số 2,2 tấn thịt thối được “giải cứu” từ hố tiêu hủy ở Đồng Nai nhiều khả năng được đưa vào kho cấp đông. Khi kiểm tra kho đông, nhiều bao hàng có dấu hiệu bị đốt cháy nửa chừng.
Chiều 20-4, đoàn công tác liên ngành đã mở kho lạnh và giám sát việc vận chuyển số thịt thối đi tiêu hủy. Ông Khiếu Quang Lần, trưởng Trạm thú y thị xã Thuận An (Bình Dương), cho biết: “Hiện chúng tôi đang kiến nghị UBND thị xã xử phạt hành chính đối với cơ sở ông Hương”.
* Hôm qua, Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết dù đã bắt nhiều vụ vận chuyển các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc nhưng chỉ có thể xử phạt hành chính. Chi cục cho hay theo quy định, những trường hợp vận chuyển sản phẩm hôi thối ở mức cần chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự thì phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứng minh gây hậu quả nghiêm trọng. Lâu nay trên địa bàn vẫn chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự do chứng minh thiệt hại rất khó khăn.
Theo luật sư Huỳnh Văn Nông: “Pháp luật hiện hành đã quy định và có thể xử lý hình sự các hành vi kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm thối. Hiện các hành vi này chưa được xử lý thích đáng nên vẫn tái diễn và quy mô ngày càng nghiêm trọng”.
Ông Nông cho biết theo quy định hiện hành của Bộ luật hình sự, hành vi kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm thối có thể bị xử lý một trong hai tội danh: tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (có thể bị xử phạt đến 15 năm tù và phạt tiền đến 50 triệu đồng, tuy nhiên để xử lý tội này thì phải gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (có thể bị xử phạt đến 15 năm tù và phạt tiền đến 30 triệu đồng). Luật sư Nông còn nói các hành vi vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm thối như báo chí đề cập những ngày qua có dấu hiệu của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận