07/03/2012 07:54 GMT+7

Y đức và hoa hồng 40% giá thuốc

LAN ANH - NGỌC HÀ
LAN ANH - NGỌC HÀ

TT - Y đức: không thực đừng đòi vực đạo. PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, giám đốc Bệnh viện E khẳng định, tại hội thảo “Y đức và những thách thức trong thực hiện y đức hiện nay” tổ chức hôm 6-3.

Hội hảo do Tổng hội Y học VN, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức.

Đạo của ngành yMáy móc không thể thay thế trái tim

MQEgH8by.jpgPhóng to

Biểu đồ cơ cấu giá thuốc - Nguồn: một doanh nghiệp tham gia nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Anh cung cấp - Đồ họa: Như Khanh

Trong khi đó theo một nghiên cứu mới công bố, hoa hồng cho thầy thuốc kê toa có khi lên đến 40% giá thuốc.

Kê toa thuốc lạ

Phí nhập khẩu thuốc 2%

Từ khi Chính phủ VN cho phép chỉ có 90 công ty được nhập khẩu thuốc, hàng trăm công ty khác muốn cung cấp thuốc nhập khẩu buộc phải làm gián tiếp là thông qua những công ty được phép nhập khẩu. Họ trả cho những công ty này phí nhập khẩu. Theo tiết lộ của một công ty dược, phí nhập khẩu phát sinh này thường ở khoảng 1,5-3% giá thuốc, trung bình ở mức 2% phụ thuộc vào giá thuốc nhập khẩu đến cảng (giá CIF).

(Nguồn: Nghiên cứu “Giá thuốc và chính sách giá thuốc tại VN” hoàn thành tháng 4-2011, tác giả Nguyễn Tuấn Anh, ĐH Dược Hà Nội)

Bệnh viện quá tải, đặc biệt là nhóm bệnh viện ung bướu, nhi, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, khiến nhiều ý kiến tại hội thảo đánh giá dịch vụ y tế được cung cấp như hiện thời đã là cố gắng, nhưng người bệnh, người nhà đang đòi hỏi quá cao! “Hiện nay hầu hết bệnh viện công chỉ ngang tầm nhà trọ, nhà khách chưa có sao hạng, việc đầu tư cho y tế tốn gấp 5-10 lần đầu tư dịch vụ khách sạn thông thường. Tuy nhiên nhu cầu của người bệnh, người nhà quá cao, hay so sánh với dịch vụ khách sạn và dịch vụ y tế đắt tiền ở nước ngoài. Xã hội hiện nay đòi hỏi giới thầy thuốc quá mức”- PGS Nghị nói.

Nhưng y đức xuống cấp bắt đầu từ đâu? Từng làm việc ở khoa cấp cứu nhi Bệnh viện Nhi trung ương, nơi mỗi ngày có năm em bé tử vong vì bệnh nặng, bác sĩ Phạm Đức Thịnh, giám đốc Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Ngọc (Hà Nội), thẳng thắn: Một dạng tham nhũng khác trong y tế là kê toa với những tên thuốc lạ hoắc, thường thuộc nhóm generic (thuật ngữ chỉ nhóm thuốc sản xuất theo công thức của các hãng dược lớn, do không cần chi phí nghiên cứu nên giá thành cạnh tranh), ở cửa hàng dược do bác sĩ chỉ định, hoa hồng cho một đơn này có khi tới vài trăm ngàn đồng, thu nhập hằng tháng của bác sĩ vài chục triệu là chuyện thường.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (giảng viên ĐH Dược Hà Nội), hoa hồng cho thầy thuốc kê đơn lên tới 40% giá thuốc. Y đức xuống cấp một phần do hoa hồng của hãng dược.

Không thực đừng đòi vực đạo

Theo bác sĩ Thịnh, bất kỳ ai, kể cả bác sĩ khi trở thành bệnh nhân đều rơi vào trạng thái tâm lý đặc thù, một câu nói vô tình của thầy thuốc cũng có thể khiến bệnh nhân bất an, lo sợ. Nhưng những trăn trở ấy đã được khuếch đại lên bởi tiêu cực trong ngành y tế lâu nay, khiến họ cảnh giác cao độ với từng động thái ứng xử của cán bộ y tế. “Thế rồi với hi vọng làm điều tốt nhất cho người thân, người nhà bệnh nhân mong dùng tiền bôi trơn quan hệ. Đưa và nhận phong bì trở thành phản xạ được điều kiện hóa ở cả hai phía, lâu dần đã trở thành một dạng ứng xử đặc thù” - bác sĩ Thịnh nói.

Đưa - nhận phong bì đã trở thành chuyện bình thường, khiến tại cuộc họp báo gần đây nhân dịp Ngày thầy thuốc VN 27-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng nếu phong bì đưa sau khi khám chữa bệnh thì đó là chuyện cảm ơn, quyền phán xét thuộc về hai bên đưa - nhận. Theo PGS Nghị, nếu giá dịch vụ y tế bất hợp lý so với giá thành, những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ sẽ là xa vời, duy ý chí, vì “có thực mới vực được đạo”. Không thực thì đừng mơ vực đạo.

Theo GS.TS Trần Quỵ - nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, một trong những người chủ trì hội thảo, hội thảo này là tiền đề cho một số hoạt động tiếp theo liên quan đến đào tạo và đào tạo lại y đức cho thầy thuốc của Bộ Y tế. Tuy nhiên theo bác sĩ Thịnh, y đức phải bắt đầu từ tuyển dụng nhân sự, đầu vào của nguồn nhân lực phải sạch, ai cũng phải rèn luyện bản thân hằng ngày, nếu không sẽ mất việc. Tiếp theo là đào tạo lại về văn hóa ứng xử, trước bệnh nhân thầy thuốc phải biết kìm nén cảm xúc cá nhân. Yêu cầu tiếp theo là thưởng phạt nghiêm minh, và điều quan trọng nữa là chữ tâm và y đức, dù làm ở đâu, thầy thuốc cũng nên nghỉ việc nếu không còn lòng trắc ẩn, sự thấu cảm trước nỗi đau của đồng loại.

LAN ANH - NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên